Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 87 - 91)

B. NỘI DUNG

3.3.2. Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh

Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi của các bài dạy GDCD được thiết kế theo các phương thức thực nghiệm do mức độ đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng năng lực của học sinh là tiêu chí hàng đầu của mỗi tiết dạy. Cho nên, thông thường, kết quả tiếp thu tri thức của học sinh được đánh giá qua hai khía cạnh sau:

80

* Khía cạnh thứ nhất: Chất lượng của những ý kiến phát biểu trình bày của học sinh trong quá trình học tập trên lớp. Trong tất cả các tiết dạy môn GDCD nói chung, dù người giáo viên sử dụng phương pháp, tư liệu hay kiểu dạy học nào thì cũng cần tổ chức các hoạt động nhận thức ở học sinh. Thông qua đó, học sinh sử dụng, huy động toàn bộ những hiểu biết của mình để chiếm lĩnh hệ thống tri thức của bài dạy. Mức độ tiếp nhận tri thức trước hết được phản ánh qua kết quả tham gia giờ học của học sinh với quá trình phát biểu xây dựng bài của học sinh. Qua tổ chức dạy học thực nghiệm, tôi nhận thấy có sự khác nhau về chất lượng trong ý kiến phát biểu của các nhóm đối tượng học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Đối với lớp đối chứng, khi sử dụng cách thức dạy học truyền thống, tôi quan sát thấy khi giáo viên nêu vấn đề thì học sinh luôn tỏ ra bị động trong quá trình trả lời câu hỏi dù được sự gợi ý của giáo viên, các em chỉ có thể trả lời những câu hỏi phát hiện trong sách giáo khoa khi giáo viên chỉ định, chứ các em chưa thực sự mạnh dạn phát biểu. Mặt khác, thời gian suy nghĩ rất ít nên học sinh không có cơ hội để vận dụng những tri thức cuộc sống, kinh nghiệm bản thân trong lúc trình bày. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho những câu trả lời của học sinh không có hoặc rất ít tính sáng tạo, không thể đảm bảo tính logíc chặt chẽ.

Ngược lại, ở lớp thực nghiệm, khi được sử dụng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, giáo viên đã tổ chức các hoạt động để giúp học sinh khai thác vốn sống, kinh nghiệm của mình để tham gia vào các hoạt động đó một cách có hiệu quả nhất. Đặc biệt là lớp thực nghiệm (Lớp 11/1), trong quá trình định hướng, hỗ trợ, kiểm tra tiến độ hoàn thành thiết kế sản phẩm handmade và tiểu phẩm của các em, tôi nhận thấy năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thu thập và xử lý thông tin... của các em học sinh rất khác biệt và rõ rệt hơn so với học sinh lớp đối chứng (Lớp 11/3). Trong phần báo cáo dự án của từng nhóm, các em tạo cho tôi nhiều bất ngờ dành cho sản phẩm mà mỗi nhóm đã thiết kế, các em thể hiện rõ năng lực tư duy, sự hiểu biết có chiều sâu tri thức của mình trong phần đặt câu hỏi cũng như trả lời câu hỏi của các nhóm học sinh đối với từng dự án được phân công.

* Khía cạnh thứ hai: Kết quả tiếp nhận tri thức thông qua các công tác kiểm tra của giáo viên. Vì hạn chế về thời gian của đề tài và điều kiện thực nghiệm còn gặp nhiều khó khăn nên tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá để đo lường kết quả tiếp nhận tri thức của học sinh ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, như sau: chúng tôi đã đánh giá kết quả tiếp nhận kiến thức của học sinh cả lớp đối chứng (Lớp 11/3) và lớp thực nghiệm (Lớp 11/1) bằng việc sử dụng cùng một phiếu học tập (Phụ lục 4) sau giờ học

81 kết thúc bài 5 ở lớp đối chứng (Lớp 11/3) và sau 2 tiết trải nghiệm ở lớp thực nghiệm (Lớp 11/1). Đồng thời, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra về mức độ hứng thú và mong muốn của học sinh về hình thức học tập trải nghiệm sáng tạo (phụ lục 5) và kết quả thu được là: tất cả học sinh đều có một câu trả lời chung là rất hứng thú với buổi trải nghiệm và rất mong muốn được tiếp tục học tập môn GDCD dưới hình thức trải nghiệm, mức độ kiến thức giáo viên cung cấp trên lớp với thực tế rất dễ hiểu, gần gũi. Vì hình thức học tập này làm cho bài học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, các bạn được làm việc, được thiết kế tự tìm ra cách tiếp cận riêng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ngoài ra những kiến thức thực tế giúp ích rất nhiều cho các bạn trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Như vậy, qua 2 tiết thực nghiệm, tôi đã nhận thấy ngoài những kết quả có thể “đong, đếm” được bằng việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao thì cái mà tôi tâm đắc nhất đó là tình cảm, thái độ và hành vi ứng xử của các bạn có những chuyển biến tích cực và rất đáng mừng đó là khả năng sáng tạo ở các bạn học sinh. Các bạn biết chia sẻ, biết hợp tác và mạnh dạn, tự tin hơn.

Bảng 3. 1. Thống kê điểm từ phiếu học tập của HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở trường THPT Phan Châu Trinh

(Đơn vị tính: %) Lớp Sĩ số Mức độ Yếu (3,5-5) Trung bình (5-6,5) Khá (6,5-8) Giỏi (8-10) 11/1(TN) 42 0 0 33,3 66,7 11/3(ĐC) 42 7,1 19,0 54,7 19,2

Kết quả thống kê cho thấy các em học sinh lớp thực nghiệm lớp 11/1 tiếp thu bài học tốt hơn các em lớp đối chứng 11/3. Điều này cũng có thể dễ dàng giải thích là do nội dung xây dựng hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo chủ đề Thanh niên với tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam đạt được mục tiêu của các nội dung chi tiết. Cách thức này làm cho mạch kiến thức không rời rạc mà mang tính logic, hệ thống, có trọng tâm làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ nội dung vì những kiến thức này chủ yếu là do người học đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Điều đặc biệt là học sinh ở các lớp thực nghiệm còn có nhiều sáng tạo trong câu trả lời ở phần Tự luận. Học sinh đã có thể nhớ và trình bày lại những kiến thức mà giáo viên đã sử dụng trong tiết học trước để minh chứng cho câu hỏi: “Theo em, việc định hướng cho thanh niên học sinh về tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam có thực

82 sự cần thiết không? Vì sao?”. Thú vị hơn nữa là học sinh lớp 11/1, do các em đã có sự đầu tư kỹ lưỡng, thu thập tài liệu và tiếp thu tri thức khi hoàn thành các sản phẩm dự án của nhóm mình và lắng nghe, trao đổi, tranh luận phần báo cáo sản phẩm của các nhóm khác nên các em đã có sự liên hệ với thành phố Đà Nẵng về phần vận dụng quan hệ cung – cầu ở địa phương một cách khá chi tiết, với những phát hiện sáng tạo. Từ đó, học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong việc ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời, các em mong muốn bằng những hành động nhỏ của mình có thể đóng góp sức mình trong việc xây dựng, phát triển kinh tế tri thức ở địa phương và cả nước hiện nay.

Nhìn chung, các kết quả đánh giá trên cho thấy tuy mới chỉ là những thông số ban đầu có được trong quá trình thực nghiệm có sự hạn định về thời gian, đối tượng, hoàn cảnh nhưng nó cũng đã giúp gợi mở nhiều vấn đề. Thông qua kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy việc xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm trong môn GDCD lớp 11 đã thể hiện tính triển vọng, khả thi và hiệu quả. Điều đó không chỉ xuất phát từ tiềm năng của môn học khi có khá nhiều đơn vị kiến thức có liên quan đến tiêu dùng mà còn có ý nghĩa quan trọng, mang tính thiết thực ở địa phương và cả nước trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, dạy học theo chủ đề trải nghiệm giúp tăng cường ý thức trách nhiệm cho công dân và công dân học sinh trong quá trình phát triển đất nước, nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng dạy - học môn GDCD ở trường trung học phổ thông Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá, đề xuất đưa ra, tôi đã soạn một giáo án thực nghiệm với chủ đề “Thanh niên với tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam” và thực hiện dạy học thực nghiệm tại lớp 11/1 trường THPT Phan Châu Trinh. Sau đó, tôi đã đánh giá kết quả thực nghiệm căn cứ vào thái độ học tập của học sinh và kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh. Thông qua đó, tôi có những điều chỉnh bổ sung kịp thời cho đề tài khóa luận của mình.

83

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 87 - 91)