B. NỘI DUNG
2.3.3. Lựa chọn các hình thức phù hợp để sử dụng dạy học trải nghiệm
Từ việc lập mô tả cho các chủ đề, giáo viên bộ môn cần lựa chọn hình thức, biện pháp phù hợp. Việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy trải nghiệm thông qua các hình thức: sân khấu hóa, tham quan, cắm trại, trò chơi,... Bên cạnh đó, việc lựa chọn hình thức tích hợp phù hợp phải không làm cho kiến thức trở nên nặng nề, quá tải, đôi khi “phá vỡ đi” trật tự vốn có của môn học. Điều này góp phần vừa thực hiện yêu cầu đổi mới của dạy học nói chung, của bộ môn GDCD nói riêng, vừa tạo ra những hiệu ứng tích cực trong việc dạy học, giáo dục những nội dung này cho đối tượng học sinh THPT. Bản thân những nội dung này đòi hỏi một quá trình giáo dục
52 mang tính tự nguyện cả phía thầy lẫn trò. Do đó, hình thức trải nghiệm phù hợp sẽ khiến học sinh cảm thấy không bị nhàm chán; luôn được tìm hiểu dưới nhiều góc độ; kích thích tính tự giác, là động cơ thôi thúc tìm hiểu vấn đề trong suốt quá trình học tập cũng như vận dụng kiến thức vào thực tế. Mặt khác, muốn tổ chức được thực hành liên môn học thì phải cần tất cả các thành phần và lực lượng tham gia vào quá trình tổ chức dạy học, từ đó tạo ra một nguồn lực dạy học hùng hậu và phong phú cùng giải quyết mục tiêu học tập chung…
Xuất phát từ quá trình phân tích, tìm hiểu, tôi đề xuất một số hình thức dạy học trải nghiệm để sử dụng vào quy trình xây dựng chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11:
Bảng 2.2. Ưu điểm và hạn chế của các hình thức dạy học trải nghiệm hiện nay
STT Hình thức dạy học TN Ưu điểm Hạn chế 1 Hình thức có tính khám phá Thực địa – Thực tế
- Học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một đại danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống, học tập, ... giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. - Tốn nhiều kinh phí - Khó quản lí - Giờ học bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời tiết.
Tham quan
- Tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung qanh nhằm giúp các em bổ sung, mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngoài.
- Các em có điều kiện để vận
- Khó có thể quản lí tốt học sinh. Tốn nhiều thời gian trong việc lên kế hoach, tìm địa điểm.
- Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của học sinh.
53 dụng kiến thức học tập vào
đời sống.
- Nâng cao ý thức tinh thần tập thể và tinh thần tương trợ trong cộng đồng.
Cắm trại
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo.
- Nâng cao ý thức tinh thần tập thể và tinh thần tương trợ trong cộng đồng.
- Giờ học bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố của thời tiết.
Trò chơi
- Học sinh có cơ hội hình thành những thái độ, hành vi tích cực, tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác giữa giáo viên và học sinh, bài giảng trở nên nhẹ nhàng hơn. - Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn…
- Đòi hỏi năng lực tổ chức và tinh thần nhiệt tình tham gia của học sinh. Tìm trò chơi có nội dung với bài học là một vấn đề khó khăn. 2 Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác Diễn đàn
- Thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để từ đó tìm ra những giải pháp để xây dựng biện pháp giáo dục cho phù hợp.
- Đòi hỏi sự công phu từ người diễn thuyết. Dễ đi lạc hướng.
Giao lưu
- Học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó.
- ua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng
- Đòi hỏi sự trao đổi thông tin tình cảm chân thực những vấn đề cần thiết liên quan tới nội dung học tập và hứng thú của các em.
54 đắn để vươn lên trong học
tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
Sân khấu hóa
- Tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống.
- Thông qua sân khấu hóa, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,…
- Tốn nhiều thời gian cho công việc tập luyện, cố gắng không thay đổi nhiều về nội dung đã tập. Người đạo diễn phải tham gia toàn bộ khâu hóa trang, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng… Tác phẩm nhuần nhuyễn, hoàn chỉnh mới đưa ra sân khấu.
3 Hình thức có tính cống hiến Thực hành lao động
- Giúp học sinh hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng.
- Thông qua lao động công ích học sinh được rèn luyện các kĩ năng sống như: ĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ
- Khó có thể qua sát và đánh giá khi các em thực hành lao động ở nhà. - khó khăn trong việc tìm địa điểm để các em thực hành lao động.
- Ảnh hưởng của môi trường
55 năng lập kế hoạch, ... Hoạt động tình nguyện, nhân đạo - Hoạt động tình nguyện nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái, biết chia sẻ, bao dung những người xung quanh, từ đó, giúp các em sống có ý thức cộng đồng. - Khi các em quan tâm và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, các em sẽ nhận thức được vai trò cũng như trách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương mình. - Tốn nhiều kinh phí - Sắp xếp thời gian - Có thể gặp rủi ro 4 Hình thức có tính nghiên cứu Dự án và nghiên cứu khoa học
- Gắn được nội dung tri thức với thực tiễn cuộc sống. Kích thích được sự say mê sáng tạo, phát huy tinh thần tự lực, tinh thần trách nhiệm của học sinh.
- Người học tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó quên. Thúc đẩy việc học đi đôi với hành
- Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông. Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
- Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức trong việc triển khai các dự án. Phụ thuộc vào năng lực hướng dẫn của giáo viên và năng lực thực hiện của học sinh. - Không thể áp dụng hình thức dạy học này tràn lan mà chỉ có thể áp dụng với những nội dung nhất định trong những điều kiện cho phép
56 theo nhóm
sở thích
nhau, từng em bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của người khác để hoàn thành nhiệm vụ và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
không hợp lí sẽ gây mất thời gian.
(Nguồn: Tác giả thống kê, tổng hợp từ tìm kiếm, thu thập tài liệu) Trên cơ sở đề xuất trên, giáo viên cần phải sử dụng kết hợp linh hoạt và phù hợp các hình thức dạy học trải nghiệm để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; đồng thời giúp các em hình thành, phát triển được các năng lực cần thiết. Các hình thức đó phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Vì vậy, trong biện pháp xây dựng chủ đề dạy học trải nghiệm, tôi chỉ đề xuất các hình thức chính sử dụng trong từng chủ đề như sau: