Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 43 - 46)

B. NỘI DUNG

1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học

học môn GDCD lớp 11

Trên cơ sở đánh giá trên, việc xây dựng các chủ đề và dạy học trải nghiệm trong môn GDCD 11 chưa được phổ biến tại các trường THPT ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thông qua trao đổi, các giáo viên môn GDCD cũng đã chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học trải nghiệm trong môn GDCD lớp 11 thông qua việc trả lời phiếu khảo sát và kết quả thu thập như sau:

Về thuận lợi

Thứ nhất, phần lớn các giáo viên cho rằng dạy học trải nghiệm trong môn GDCD lớp 11 là cần thiết và hấp dẫn, các chủ đề gắn với thực tiễn, đặc biệt thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là địa phương có nhiều vấn đề liên quan đến dân số và việc làm, dân số tập trung nhiều, nơi tập trung các ngành công nghiệp nên thu hút nhiều lao động, nhưng cũng là nơi thất nghiệp nhiều vì các ngành công nghiệp đòi hỏi người lao động có trình độ, tay nghề, năng động. Vì vậy đòi hỏi cần phải định hướng cho các em về nghề nghiệp, việc làm, đạo đức, ý tưởng kinh doanh và văn hóa tiêu dùng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để đảm bảo sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, vấn đề dân số và việc làm còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường đô thị và kinh tế đất nước. Đây sẽ là những chủ đề dạy học trải nghiệm rất đa dạng và phong phú giúp học sinh có nhiều cơ hội quan sát thực tiễn, từ đó, sẽ khơi gợi được hứng thú, tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh thông qua việc chiếm lĩnh kiến thức liên quan đến nội dung bài học. Điều này

36 giúp cho dạy học bộ môn đạt hiệu quả, hơn hết, học sinh thấy được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, địa phương và đối với đất nước.

Thứ hai, đa số giáo viên cho rằng dạy học trải nghiệm trong môn GDCD lớp 11 rất dễ xác định địa chỉ và xây dựng được các chủ đề tích hợp do trong chương trình bộ môn này có rất nhiều bài học liên quan đến chủ đề trên. Các giáo viên cho rằng, dạy học trải nghiệm giúp mỗi học sinh khẳng định được giá trị riêng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung; giúp học sinh thể hiện tình yêu đất nước, con người, trách nhiệm công dân,... bằng việc làm, hành động cụ thể, thiết thực và bằng các hoạt động cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng. Hoạt động trải nghiệm còn giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục. Đó cũng chính là những phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động tương lai và người công dân toàn cầu. Học sinh định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

Thứ ba, được sự tạo điều kiện của nhà trường, của địa phương, sự ủng hộ của tổ chuyên môn, sự hợp tác của phụ huynh học sinh trong việc triển khai thực hiện dạy học trải nghiệm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi khi giáo viên đăng ký với tổ bộ môn, Ban Giám Hiệu nhà trường trong khâu xây dựng chương trình, lựa chọn những chủ đề thích hợp đưa vào phân bổ trong chương trình học, phối hợp hiệu quả với các giáo viên trong tổ bộ môn khi triển khai dạy học trải nghiệm. Đồng thời, tổ bộ môn, Ban Giám hiệu nhà trường và Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng tổ chức các buổi tọa đàm, các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo viên để các thầy cô nắm được kiến thức, phương pháp và các hình thức trong dạy học trải nghiệm.

Thứ tư, các em học sinh trong trường học tập nhiệt tình, sôi nổi, một số giáo viên có tâm huyết với bộ môn, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư cho việc dạy học GDCD đạt hiệu quả là một trong những thuận lợi quan trọng đã được các thầy cô chia sẻ rất nhiều. Theo thầy cô, thuận lợi từ phía học sinh và giáo viên mang lại sẽ tạo ra hiệu ứng tốt đối với dạy hoc trải nghiệm do một tiết học, một buổi trải nghiệm chỉ đạt hiệu quả khi giáo viên chịu khó đầu tư chuẩn bị cho giáo án của mình, còn học sinh hứng thú khi tìm hiểu nội dung kiến thức đã được giáo viên hướng dẫn tại lớp, tại buổi ngoại khóa.

37

Thứ nhất, sự khó khăn về thời gian tổ chức. Thời lượng chủ yếu dành cho giảng dạy trên lớp, nếu muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm bổ trợ cho môn học, chương trình học thì rất khó bố trí vào khoảng thời gian giữa các tiết học, buổi học. Không thể tiến hành một hoạt động trải nghiệm trong vòng một tiết học khi phải lấy quỹ thời gian của tiết học khác. Vì vậy, việc sắp xếp quỹ thời gian hợp lý cho hoạt động trải nghiệm cần được nghiên cứu và phân bố hợp lý.

Thứ hai, khó khăn về yếu tố không gian, địa lý. Thông thường, các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Không phải trường học nào cũng có sự thuận lợi về khoảng cách khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, có nơi cách xa địa điểm trải nghiệm tới hàng trăm cây số. Vì vậy, sẽ rất khó khăn khi tổ chức cho học sinh đến học tập, thực tế khi khoảng cách địa lý không thuận lợi.

Thứ ba, kinh phí thực hiện. Việc tổ chức học tập trải nghiệm dù ở đâu cũng cần có khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho hoạt động như tiền thuê xe đưa đón, nước uống… Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động học tập trải nghiệm ở các trường phổ thông hiện nay khá eo hẹp, nhất là ở các trường ở vùng quê, vùng ven biển.

Thứ tư, khó khăn còn xuất phát từ phía người học. Khái niệm học tập trải nghiệm đối với học sinh ở nhiều địa phương hiện nay khá mới, bởi vì chúng ta vẫn chú trọng những tiết học trên lớp, qua kênh sách giáo khoa và kênh hình bằng các phương tiện hỗ trợ. Vì vậy, nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm mà không có sự chuẩn bị về tâm lý và phương pháp, chắc chắn học sinh sẽ bị rơi vào trạng thái thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến tham quan. Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc bảo đảm an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.

Nhìn chung, bên cạnh những thuận lợi, dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11 ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định. Nguyên nhân là do nội dung sách giáo khoa còn nhiều và nặng, việc tổ chức hình thức dạy học này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh phí hoạt động, năng lực thiết kế và tổ chức của một số giáo viên còn hạn chế. Trong thời gian tới, với chủ trương của các trường về dạy học trải nghiệm, các giáo viên bộ môn cần tận dụng những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để triển khai xây dựng và dạy học trải nghiệm các chủ đề mới nhằm nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng dạy học môn GDCD hiện nay.

38

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)