B. NỘI DUNG
2.3.3.2. Chủ đề “Thanh niên với ý tưởng kinh doanh”
Các hình thức phù hợp với chủ đề này: giao lưu; dự án và nghiên cứu khoa học, thực hành lao động; thực địa – thực tế.
* Với hình thức giao lưu: Học sinh sẽ được gặp các giảng viên và diễn giả giàu kinh nghiệm trong nghề, đạt nhiều thành công nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh – khởi nghiệp và có ảnh hưởng rộng rãi lên cộng đồng.
Hoạt động này giúp học sinh: (1) Có nhiều cơ hội tiếp cận với doanh nhân; (2) Biết được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và sự phát triển kinh tế; (3) Biết mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh trên thị trường và mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; (4) Rèn kỹ năng tự tin khi giao lưu với các diễn giả; kỹ năng ứng xử, giao tiếp; kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực ý kiến mọi người.
* Với hình thức dự án và nghiên cứu khoa học: Mỗi nhóm học sinh tự lên ý tưởng xây dựng nội dung đề án kinh doanh; sau đó thuyết trình về ý tưởng kinh doanh để bảo vệ và thuyết phục Ban giám khảo. Đồng thời, trả lời các câu hỏi những tình huống giả định dựa trên ý tưởng của đội do Ban giám khảo đưa ra. Cuối cùng, các đội được bắt cặp để tranh luận về vấn đề của Ban tổ chức đưa ra và đặt câu hỏi về ý tưởng của đội đối thủ.
Hình thức này giúp học sinh: (1) Phân tích, đánh giá được thị trường cung – cầu, mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh, sau đó đưa ra sản phẩm phù hợp. Thông qua đó, HS thấy được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (2) Rèn luyện kỹ năng tự tin khi trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi người; (3) Học sinh được tranh luận để hiểu vấn đề rõ ràng hơn, là để biết, ngoài quan điểm của ta, còn có những quan điểm khác, ngoài cách đánh giá của ta còn có những cách đánh giá khác.
60 * Với hình thức thực hành lao động: Mỗi đội chơi sẽ tự làm những đồ dùng handmade và lên ý tưởng quảng bá sản phẩm. Đội chơi nào có sản phẩm đẹp, chất lượng, marketing hấp dẫn thuyết phục được Ban giám khảo sẽ giành chiến thắng.
Hình thức này đã: (1) Tạo ra sân chơi, giúp học sinh có chung sở thích, niềm đam mê được giao lưu, học hỏi, chia sẻ, đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập cho học sinh. Thông qua đó, mỗi học sinh sẽ biết hàng hóa là gì, các thuộc tính của nó; biết được thị trường và các chức năng của thị trường, phân tích, đánh giá được thị trường cung – cầu; (2) Góp phần định hướng giới trẻ sống lành mạnh, có ích, tránh sa đà vào các hoạt động có thể để lại những hậu quả tai hại như chơi các trò chơi điện tử, bán hàng đa cấp…