B. NỘI DUNG
2.3.3.1. Chủ đề “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”
Trong chủ đề này, ta có thể áp dụng các hình thức dạy học trải nghiệm như: Sân khấu hóa; giao lưu; trò chơi; hoạt động tình nguyện, nhân đạo.
* Với hình thức sân khấu hóa: Giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn, giúp đỡ, định hướng cho học sinh hoạt động có hiệu quả: Có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm kịch: Chuyện Y đức “Nhân bản xét nghiệm” (phụ lục 2); Có thể xen kẽ những bài hát đúng chủ đề.
Hình thức này sẽ: (1) Tạo ra những tác động tích cực, hấp dẫn, cuốn hút, tạo ra được hứng thú tham gia của học sinh; (2) Giúp học sinh hiểu được nội dung cơ bản của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước và bày tỏ ý kiến của mình về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa; (3) Xác định rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên - học sinh là tích cực, chủ động, tự giác học tập và rèn luyện để sau này góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước; (4) Tin tưởng ở sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ và kỹ năng tự tin khi tham gia tiểu phẩm.
* Với hình thức giao lưu: Mời một bạn học giỏi trong lớp lên chia sẻ kinh nghiệm học tốt cho các bạn về một số vấn đề liên quan đến phương pháp học tập, tác dụng của phương pháp học tập tích cực và một giáo viên dạy giỏi môn GDCD lên chia sẻ một số thắc mắc về vấn đề Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Một số câu hỏi gợi ý:
57 Câu 1: Có bạn cho rằng cứ học như cũ vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không?
Câu 2: Theo bạn, thế nào là phương pháp học tập tích cực?
Câu 3: Theo bạn, phương pháp học tập tích cực có tác dụng như thế nào?
Câu 4: Theo bạn, muốn thực hiện được phương pháp học tập tích cực cần phải có những yêu cầu và điều kiện nào?
Câu 5: Khi thực hiện việc học bằng phương pháp tích cực, bạn có gặp phải những khó khăn gì không?
- Câu hỏi dành cho giáo viên:
Câu 1: Vì sao đất nước ta phải tiến hành Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa? Câu 2: Mục tiêu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở nước ta là gì?
Câu 3: Để phục vụ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa thanh niên, học sinh phải học tập và rèn luyện như thế nào?
Hình thức giao lưu này sẽ: (1) Tạo điều kiện cho để học sinh học hỏi những phương pháp học tập tích cực, áp dụng những phương pháp học tập đó một cách có hiệu quả nhất; (2) Giúp học sinh biết được tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước; (3) Thể hiện khả năng vận dụng, tư duy sáng tạo về một vấn đề, tự tin và có hướng phấn đấu trong tương lai; (4) Rèn kỹ năng tự tin khi được nghe và trao đổi với người giao lưu, kỹ năng phản hồi, lắng nghe tích cực các vấn đề có liên quan đến chủ đề.
* Với hình thức trò chơi: Tổ chức trò chơi chung sức hoặc trò chơi đối mặt. - Tổ chức trò chơi chung sức. Thể lệ: Mỗi tổ hợp sức thành một đội để thảo luận, trả lời câu hỏi của chương trình, thời gian thảo luận là 5 phút, đáp án ngắn gọn, không cần phân tích. Mời mỗi nhóm cử 1 bạn tham gia vào Ban giám khảo, hội ý cho điểm câu trả lời các đội dựa vào sự so sánh với đáp án, điểm tối đa là 10 điểm cho một câu hỏi. Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Con người sống trong thời đại Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa cần phải như thế nào?
Câu 2: Thành tựu của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đem lại những điều gì? Câu 3: Để thực hiện được Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ta cần điều kiện gì? Câu 4: Những yếu tố nào có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ phát triển của đất nước?
Trò chơi chung sức sẽ giúp học sinh: (1) Tìm hiểu thêm và củng cố kiến thức về điều kiện thực hiện, thành tựu của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, về con
58 người trong thời đại Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và những yếu tố có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của đất nước; (2) Giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả không bị gò ép, dập khuôn, củng cố được kiến thức toàn bài; (3) Rèn luyện tư duy nhanh, thu thập kiến thức có chọn lọc; rèn luyện tinh thần trách nhiệm, tính cộng đồng cho học sinh.
- Trò chơi đối mặt: Có 5 đội chơi, mỗi đội sẽ chọn 1 thành viên lên tham gia trò chơi. Những người được lựa chọn sẽ đứng xung quanh vòng tròn giữa sân khấu để trả lời các câu hỏi của người dẫn chương trình. Người dẫn chương trình chỉ định bất cứ người chơi nào trả lời. Người chơi chỉ có 3 giây để trả lời. Mỗi câu hỏi của chương trình đều có rất nhiều đáp án. Nếu trả lời sai hoặc trùng lặp với câu trả lời trước, người chơi sẽ bị loại ngay ra khỏi cuộc chơi. 2 người chơi cuối cùng sẽ "đối mặt" để chọn ra nhà vô địch. Ở vòng cuối cùng này, 2 người chơi sẽ thi đấu trực tiếp bằng cách lần lượt đưa ra các câu trả lời cho đến khi có một người trả lời sai. Người thua cuộc là có tới 2 lần trả lời sai. Có 4 vòng chơi để chọn ra người chiến thắng. Câu hỏi của 4 vòng chơi như sau:
+ Câu hỏi vòng 1 : Kể các phong trào hay cuộc thi mà thanh niên có thể tham gia để góp phần cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa?
+ Câu hỏi vòng 2 : Nêu các biểu hiện của thanh niên ngày nay đi ngược lại với trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước?
+ Câu hỏi vòng 3 : Nêu nhừng việc làm cụ thể mà học sinh trung học có thể tham gia để góp phần cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ?
+ Câu hỏi vòng 4 : Kể tên các tổ chức đại diện cho thanh niên ở nước ta ?
Thông qua trò chơi này, học sinh sẽ: (1) Biết trách nhiệm của mình đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa; (2) Biết thêm về các hoạt động, tổ chức, phong trào của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước; (3) Rèn luyện kỹ năng phản xạ nhanh và xác định giá trị bản thân trong việc góp phần xây dựng đất nước.
* Với hình thức hoạt động tình nguyện, nhân đạo: Cho học sinh tham gia các phong trào xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội như: "Nghĩa tình biên giới, hải đảo", chương trình "Góp đá xây Trường Sa", "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, tham gia trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, vệ sinh môi trường; khuyến khích học sinh tham gia phong trào "sáng tạo trẻ" trong từng lĩnh vực, cổ vũ họ nghiên cứu khoa học, phát
59 huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Hoạt động này giúp học sinh củng cố và phát huy vai trò của lực lượng thanh niên xung phong trong phát triển kinh tế – xã hội; tạo điều kiện để tuổi trẻ trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề, như: đảm bảo an sinh xã hội; môi trường, phát triển kinh tế của đất nước. Từ đó, học sinh sẽ thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp tích cực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.