Chủ đề “Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp”

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 71 - 73)

B. NỘI DUNG

2.3.3.6. Chủ đề “Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp”

Trong chủ đề này, ta có thể áp dụng các hình thức trải nghiệm như: trò chơi, hoạt động theo nhóm sở thích, diễn đàn.

* Với hình thức trò chơi: Có thể tổ chức trò chơi “gợi ý đoán chủ đề”, đáp án của các câu hỏi liên quan đến các ngành nghề hiện nay. Bộ câu hỏi trò:

1/ Ô chữ thứ nhất gồm 6 chữ cái : Thầy cãi dùng để chỉ nghề gì?  Đáp án : Luật sư

2/ Ô chữ thứ 2 gồm 7 chữ cái: Thường ngày công việc đắm chìm / Ai mà ghê vậy – hỏi mình thợ chi?

 Đáp án: Thợ lặn

3/ Ô chữ thứ 3 gồm 14 chữ cái: Cô gái trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long làm nghề gì?

 Đáp án: ĩ sư nông nghiệp

4/ Ô chữ thứ 4 gồm 5 chữ cái: “Cậu bé Mã Lương” trong truyện cổ tích “Cây bút thần” ước mơ làm ngề gì?

64 5/ Ô chữ thứ 5 gồm chữ 7 chữ cái: Một người hàng xóm hỏi cậu bé: Ba mẹ con đi đâu rồi? Cậu bé trả lời: “Ba con đi nhổ cây sống, mẹ con đi trồng cây chết”. Hỏi ba mẹ cậu bé làm nghề gì?

 Đáp án: Nông dân

6/ Ô chữ thứ 6 gồm 5 chữ cái: Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm làm nghề gì?  Đáp án:Bác sĩ

7/ Ô chữ thứ 7 gồm 6 chữ cái: Ngày 21/6 là ngày truyền thống của nghề gì?  Đáp án: Nhà báo (báo chí Việt Nam)

8/ Ô chữ thứ 8 gồm 8 chữ cái: Nghề gì khuyên bảo chúng ta / Điều hay lẽ phải cho ta lên người?

 Đáp án: Giáo viên

9/ Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Em thích bầu trời anh đang bay đó. Tôi có ông trăng khi mờ, khi tỏ. Mưa có cầu vồng ánh xanh, ánh đỏ. Em thích bầu trời anh…ơi.

 Đáp án: Phi công

10/ Ô thứ 10 gồm 11 chữ cái: những vật dụng như mực tàu, giấy đỏ, nghiên mực gợi cho em liên tưởng đến nghề gì?

=> Đáp án: Viết thư pháp

Trò chơi “gợi ý đoán chủ đề” là một trò chơi hết sức lành mạnh, giới thiệu cho các em một số nghành nghề nhằm tạo sự phong phú, đa dạng cho việc lựa chọn nghề trong tương lai. Thông qua đó, các em biết được mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm và trách nhiệm của bản thân trong vấn đề đó. Đồng thời, trò chơi giúp tăng khả năng tư duy của người học, mang lại cho người học sự hứng thú, tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức. Bên cạnh đó, việc vừa học vừa chơi giúp không khí lớp học vui tươi, học sinh có cảm giác nhẹ nhàng, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng và sâu sắc.

* Với hình thức hoạt động theo nhóm sở thích: Ban tổ chức đưa ra 3 hình thức lựa chọn công việc: Công việc do bố mẹ hướng; công việc do bản thân yêu thích; công việc có thu nhập cao. Những bạn cùng chung lựa chọn sẽ về chung một đội. Nhiệm vụ của các đội là đưa ra ý kiến để bảo vệ sự lựa chọn của mình.

Hình thức hoạt động theo nhóm sở thích sẽ giúp học sinh thấy được vai trò cực kì quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp và được nhà trường cũng như nhà nước quan tâm. ua đó, các em thấy được trách nhiệm của mình đối với chính sách giải quyết việc làm và chính sách giáo dục, đào tạo. Khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta

65 cần lưu ý xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: Sở thích, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế – xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. Bởi lẽ hướng nghiệp và chọn nghề đúng đắn không chỉ mang đến lợi ích cho chính bản thân người đó mà còn góp phần cho sự phát triển của đất nước. Đồng thời, học sinh sẽ rèn được kỹ năng xác định giá trị các nghề đối với bản thân; kỹ năng trình bày suy nghĩ về những quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân; kỹ năng đặt mục tiêu hướng tới việc lựa chọn nghề phù hợp.

* Với hình thức diễn đàn: Học sinh được trao đổi, đối thoại với các đồng chí lãnh đạo đại diện các ban, sở, ngành cấp tỉnh và ban giám hiệu các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố. Nội dung trao đổi, đối thoại sẽ cung cấp những thông tin quý giá về xu hướng phát triển thành phố nói riêng và của đất nước nói chung, chia sẻ với học sinh những kiến thức cơ bản cần có khi làm một dự án khởi nghiệp; giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về sự cần thiết của khai thác tìm năng thế mạnh của địa phương và xu hướng phát triển của thời đại trong quá trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, ngoài các vấn đề diễn giả cung cấp, các bạn học sinh cũng tham gia thảo luận và đặt câu hỏi cho các diễn giả về các vấn đề mà học sinh quan tâm.

Hình thức diễn đàn này góp phần giúp cho học sinh hiểu một cách quát về những kiến thức cơ bản về lập thân lập nghiệp, biết được các chính sách giải quyết việc làm và giáo dục, đào tạo của đất nước ta. Từ đó, học sinh hình thành ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân, cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết về những mô hình khởi nghiệp mang lại hiệu quả, đồng thời lắng nghe tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của học sinh về vấn đề khởi nghiệp; giáo dục ý thức lập thân lập nghiệp cho học sinh.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)