Chủ đề “Thế hệ trẻ vì một hành tinh xanh”

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 73 - 74)

B. NỘI DUNG

2.3.3.7. Chủ đề “Thế hệ trẻ vì một hành tinh xanh”

Trong chủ đề này, ta có thể sử dụng các hình thức trải nghiệm như: hoạt động tình nguyện, nhân đạo; thực hành lao động; sân khấu hóa.

* Với hình thức hoạt động tình nguyện, nhân đạo: Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ được phát một túi to. Trong thời gian 30 phút các đội sẽ thu gom các rác thải trong và ngoài khuôn viên nhà trường (trừ thùng rác). Đội nào tìm được nhiều rác thải nhất sẽ giành chiến thắng.

Hoạt động thu gom rác thải này sẽ làm sạch môi trường xung quanh trường học, giáo dục học sinh về phân loại rác thải, tạo thuận lợi cho việc thu gom, xử lý tiếp theo, đồng thời giáo dục cho học sinh về việc bảo vệ môi trường, có ý thức nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc xây dựng môi trường sống trong lành... ua đó, các em sẽ biết

66 được tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay, và nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người.

* Với hình thức thực hành lao động: Mỗi đội được phát một chai nhựa, túi giấy bóng và một số giấy màu, bút, keo, kéo (Chai nhựa, túi giấy bóng và giấy màu đều là những sản phẩm đã qua sử dụng). Các đội có nhiệm vụ tái chế thành công chai nhựa trở thành một sản phẩm hữu ích. Mội đội có 30 phút để suy nghĩ và hoàn thành sản phẩm.

Việc sử dụng các chất liệu phế thải để tái chế thành những vật dụng sinh hoạt, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ sẽ làm giảm ô nhiễm nguy cơ môi trường và tạo ra những sản phẩm khác phục vụ đời sống của con người. ua đó nhằm giúp học sinh nâng cao phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng của mình, tạo hứng thú tích cực ham học hỏi và vui chơi để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục mang tính tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho học sinh. Các em sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong vấn đề này.

* Với hình thức sân khấu hóa: tổ chức cuộc thi “Next top model”. Trang phục được thiết kế và tạo ra từ các rác thải như: túi nilon, bao tải, áo mưa, báo cũ, chai nhựa, vỏ họp sửa,...Bên cạnh đó, có thể tạo ra các phụ kiện kèm theo.

Thông qua việc thiết kế và tạo ra các sản phẩm thời trang từ rác thải này góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về các hoạt động tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng đồng thời tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, nói lên được thông điệp đến tất cả mọi người: Hãy bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên của chúng ta vì sức khỏe, cuộc sống của chúng ta hiện nay và mai sau. Hãy hành động bằng những việc làm nhỏ nhất như bỏ rác vào thùng, trồng cây xanh, tái sử dụng rác khi còn có thể sử dụng được v.v… và lan tỏa những hành động này đến tất cả mọi người.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 73 - 74)