Chủ đề “Thanh niên với tiêu dùng và văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam”

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 69 - 71)

B. NỘI DUNG

2.3.3.4. Chủ đề “Thanh niên với tiêu dùng và văn hoá tiêu dùng ở Việt Nam”

Trong chủ đề này, ta có thể lựa chọn các hình thức trải nghiệm như: trò chơi, dự án, sân khấu hóa.

* Với hình thức trò chơi: Tổ chức trò chơi “Hiểu ý đồng đội” hoặc “Hãy chọn giá đúng.

- Trò chơi: “Hiểu ý đồng đội”. Chia lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội được phát 10 từ khóa. Các từ khóa là các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. Mỗi đội sẽ lần lượt cử 2 người (có thể luân phiên thay đổi các cặp chơi), một người diễn tả bằng hành động, không được diễn tả bằng lời nói, người còn lại sẽ đoán tên sản phẩm đó là gì. Thời gian cho phần thi của mỗi đội là 5 phút. Đội nào có nhiều đáp án chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. Các từ khóa dành cho các đội chơi:

+ Đội 1: Nước rửa chén, sữa tươi, điện thoại, ô tô, nón bão hiểm, bút bi, kem trị mụn, cái quạt, quả bóng, thuốc lá.

+ Đội 2: Dầu gội đầu, bia, máy tính, máy bay, nón lá, vở, kem chống nắng, cái giường, cầu lông, thuốc tây.

+ Đội 3: Sửa tắm, nước ngọt, máy sấy tóc, xe đạp, áo dài, sách, kem đánh răng, cái lược, quả bóng bàn, thuốc bắc.

+ Đội 4: Bột giặt, cà phê, máy đánh trứng, xe máy, áo tứ thân, thước, kem chống muỗi, cái gương, gậy đánh golf, thuốc phiện.

Thông qua trò chơi này, học sinh sẽ biết thêm một số mặt hàng tiêu dùng hằng ngày, công dụng, các tính năng về sản phẩm và lợi ích của nó đối với người tiêu dùng. - Trò chơi: “Hãy chọn giá đúng”. Người chơi sẽ nhìn thấy một giá sai của một sản phẩm (là giải thưởng dành cho người chơi) và có một phút để thay đổi. Người chơi cần đặt những miếng gỗ xanh lên một vị trí cao hoặc thấp hơn số sai. Xếp xong, người

62 chơi sẽ ấn chuông kiểm tra, sai thì phải thay đổi, đúng thì coi như thắng ngay. Nếu trong thời gian một phút mà người chơi vẫn chưa đoán được giá thì coi như thua.

Trò chơi này giúp các bạn học sinh biết thế nào là hàng hóa và các thông tin về sản phẩm cũng như giá cả nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết dễ dàng và tránh trường hợp mua nhầm hàng nháy, hàng giả; phân tích, đánh giá được thị trường tiêu dùng hiện nay.

* Với hình thức dự án: Mỗi đội chơi sẽ tự lên ý tưởng thiết kế một sản phẩm handmade và chọn hình thức quảng bá sản phẩm phù hợp, hấp dẫn nhất. Đội chơi nào được Ban giám khảo đánh giá cao điểm nhất sẽ chiến thắng. Tiêu chí đánh giá như sau:

Tiêu chí Điểm tối đa

Mẫu mã sản phẩm 10

Giá thành sản phẩm 10

Công dụng sản phẩm 20

Marketing (ý tưởng, hình thức, phương tiễn hỗ trợ,...) 30 Trả lời câu hỏi của BG và các đội chơi khác 10

Hình thức này giúp học sinh: (1) Tạo ra các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng sẽ luôn được chú trọng và chiếm được nhiều ưu thế trên thị trường hơn, học sinh có thể ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm. Thông qua đó, học sinh sẽ biết rõ hơn ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội; (2) Hiểu thế nào là thị trường và các chức năng của nó; (3) Biết rõ hơn mục đích và các loại hình cạnh tranh trên thị trường; (4) Rèn luyện kỹ năng tự tin khi trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi người.

* Với hình thức sân khấu hóa: Mỗi đội tự xây dựng kịch bản theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó tiến hành tập luyện. Nội dung kịch bản phải xoay quanh nội dung tuyên truyền thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Hình thức này sẽ: (1) Tạo ra được sự hấp dẫn, cuốn hút, tạo ra được hứng thú tham gia của học sinh; (2) Giúp học sinh đưa ra những giải pháp tiêu dùng hợp lí và thông minh; (3) Biết rõ hơn mục đích và các loại hình cạnh tranh trên thị trường; (4) Biết thị trường cung – cầu hiện nay; (5) Rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ và kỹ năng tự tin khi tham gia tiểu phẩm.

63

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)