B. NỘI DUNG
2.2. Một số định hướng chung khi tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn GDCD
Việc thực hiện tốt yêu cầu phù hợp với trình độ học sinh khi tiến hành trải nghiệm là vô cùng quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ tạo hứng thú cho học sinh và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu không tuân thủ nguyên tắc này, nội dung của trải nghiệm sáng tạo sẽ trở nên quá dễ hoặc quá khó đối với học sinh điều này dẫn đến sự nhàm chán, không phát huy được năng lực của học sinh.
+ Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực độc lập nhận thức của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
Yêu cầu này đòi hỏi phải phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của học sinh và vai trò chủ đạo của người giáo viên trong việc vận dụng phương pháp dạy học GDCD theo hướng phát triển năng lực học sinh. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề lại đòi hỏi ở người học
+ Đảm bảo tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Việc vận dụng phương pháp dạy học GDCD theo hướng phát triển năng lực học sinh, là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm…) để tự mình tìm ra tri thức. Nhưng quan trong hơn là cơ hội để các em vận dụng những tri thức đã học được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, còn là cơ hội để các em tìm hiểu giải quyết các vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại. Chủ đề học tập trải nghiệm phải gắn với những vấn đề cần giải quyết ở nơi sinh sống và học tập. Như các lĩnh vực: môi trường, dân số, việc làm, khoa học công nghệ,...Căn cứ vào đó giáo viên có thể xây dựng các chương trình học tập trải nghiệm phù hợp
2.2. Một số định hướng chung khi tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn GDCD GDCD
Chương trình môn GDCD ở THPT hiện nay được cấu trúc thành 5 mạch nội dung chính (tương ứng với 5 phần) là (1) Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học; (2) Công dân với đạo đức; (3) Công dân với kinh tế; (4) Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội và (5) Công dân với pháp luật. Trong đó, nội dung trải nghiệm tập trung trong chương trình GDCD lớp 11 gồm hai phân môn là công dân với kinh tế (bài 1, bài 2, bài 7) và công dân với các vấn đề chính trị - xã hội (Bài 11, Bài 12, Bài 13, Bài 14).
Tổ chức hoạt động trải nghiệm có nội dung kiến thức liên quan đến nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội như dân số và nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; tài nguyên môi trường; cơ cấu kinh tế; hàng hóa – tiền tệ - thị
41 trường; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ chế chính sách quốc phòng, an ninh và đối ngoại,… Đây là những nội dung nằm trong chương trình GDCD 11. Do đó, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong mỗi chủ đề đã xây dựng. Điều này sẽ góp phần tạo hứng thú của HS khi học môn này nhưng quan trọng hơn là các em trải nghiệm thực tế, trang bị những kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề liên quan nảy sinh trong thực tiễn hằng ngày.
Việc đưa ra những định hướng trong quá trình xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm chỉ mang tính gợi mở, tham khảo. Tuy nhiên, từ các dữ liệu nghiên cứu, tôi cho rằng việc xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm cần phải dựa trên các căn cứ hoạt động và những yêu cầu cần đạt được như sau:
Hoạt động Yêu cầu cần đạt
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân
- Nhận diện được hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến nghề nghiệp lựa chọn trong tương lai.
- Biết cách quản lí cảm xúc và ứng xử ngày càng hợp lí hơn trong các tình huống giao tiếp khác nhau. - Thể hiện sự tự tin trong truyền thông, thuyết phục thu hút và tạo động lực cho bản thân và cho mọi người...
- Đánh giá được hiệu quả của các hoạt động phát triển cá nhân.
Hoạt động rèn luyện nền nếp, thói quen; tính tuân thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó
- Làm tròn trách nhiệm được giao và trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các bạn và những người cùng tham gia hoạt động.
- Thể hiện được hứng thú, kiên trì với mục tiêu đặt ra trong các hoạt động khám phá để đề xuất được ý tưởng mới.
42 trường, lớp, cộng đồng khi tham gia hoạt động. Hoạt động phát triển kĩ năng
giao tiếp và hợp tác trong lao động, học tập và cuộc sống
- Thiết lập và nuôi dưỡng được các mối quan hệ bạn bè, thầy cô và mối quan hệ xã hội.
- Làm tròn trách nhiệm được giao và có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các bạn cùng tham gia hoạt động. - Thoả thuận, thuyết phục được các bạn trong nhóm để được hỗ trợ, chia sẻ khi cần hoặc thực hiện ý tưởng của mình đề ra.
- Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ trong cuộc sống thực cũng như trong môi trường giao tiếp trên mạng xã hội.
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
Hoạt động lao động ở nhà - Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức sắp xếp công việc gia đình hợp lí.
- Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình và cách lập kế hoạch tài chính cho bản thân.
Hoạt động lao động ở trường - Hợp tác được với bạn để xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch hoạt động cho buổi lao động công ích xây dựng nhà trường.
- Thực hiện được và biết quản lí các công việc của buổi lao động tại trường.
Hoạt động lao động ở địa phương
- Thực hiện và quản lí được các công việc trong hoạt động lao động sản xuất gắn với địa phương. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế và xã hội của các hoạt động lao động.
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Hoạt động giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức
- Xác định được mục tiêu, lập và thực hiện tốt kế hoạch cho các hoạt động giáo dục theo chủ đề Tổ quốc, Đoàn, Đảng, Bác Hồ.
- Thể hiện được thái độ yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc... qua hành động và việc làm phù hợp.
43 hữu nghị và hợp tác hoạch cho các hoạt động giáo dục văn hoá, hữu nghị
và hợp tác.
- Thể hiện sự hoà đồng với môi trường văn hoá khác nhau trong quá trình hoạt động.
- Thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc anh em qua hành động và việc làm.
Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hoá – lịch sử của địa phương và đất nước
- Xác định được mục tiêu, lập và thực hiện được kế hoạch cho các hoạt động tìm hiểu danh lam thắng cảnh...
- Thể hiện được thái độ bảo vệ, trân trọng di tích, di sản của quê hương đất nước... qua hành động và việc làm.
- Đánh giá được hiệu quả của các hoạt động giữ gìn và bảo tồn di tích, danh lam.
Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội
- Chủ động xây dựng được kế hoạch thực hiện các mục tiêu đặt ra về hoạt động tình nguyện nhân đạo. - Đề xuất được các cách giải quyết các vấn đề của cá nhân, tập thể, cộng đồng (bắt nạt, ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giao tiếp qua mạng...). - Thực hiện được giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
- Chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ nhau.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm thế giới nghề nghiệp
- Phân tích được nhu cầu và sự phát triển của nghề nghiệp trong địa phương hiện nay dựa trên số liệu khảo sát.
- Phân tích được những thông tin chính về thị trường lao động, yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.
- Thực hiện được công việc, thao tác của nghề trong chương trình trải nghiệm tại cơ sở và đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của
44 bản thân.
- Chỉ ra được vai trò kinh tế đối với xã hội của nghề/nhóm nghề.
Hoạt động đánh giá và rèn luyện năng lực và phẩm chất của bản thân phù hợp với nhóm nghề.
- Đánh giá được điểm mạnh và yếu của bản thân có liên quan đến nghề/nhóm nghề.
- Bộc lộ được sở thích và khả năng phù hợp với nghề lựa chọn.
- Xây dựng được kế hoạch phát triển bản thân, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để phát triển phẩm chất và năng lực cho nghề nghiệp tương lai.
Hoạt động tìm hiểu hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của Trung ương, địa phương và các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học
- Dự kiến được việc lựa chọn ngành học, trường học và chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường học tập và làm việc trong tương lai.
- Thể hiện được sự hợp tác với cá nhân/nhóm để hoàn thành công việc/mục tiêu hướng nghiệp đặt ra. - Xác định được hướng đi phù hợp với bản thân sau khi kết thúc trung học phổ thông.
(Nguồn: Tác giả thống kê, tổng hợp từ tìm kiếm, thu thập tài liệu)