B. NỘI DUNG
2.3.1. Phân tích chương trình, sách giáo khoa GDCD lớp 11, xác định kiến thức cốt
cốt lõi, mạch nội dung gần nhau để xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm
Chương trình hiện hành của môn GDCD bậc THPT, ban hành theo quyết định số 16/2006/ Đ- BGD & ĐT và được triển khai thực hiện từ năm học 2006 - 2007, bao gồm năm nội dung thống nhất chung cho cả nước: (1) Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học; (2) Công dân với đạo đức; (3) Công dân với kinh tế; (4) Công dân với các vấn đề chính trị xã hội; (5) Công dân với pháp luật. Chương trình này được cụ thể hóa trong sách giáo khoa GDCD lớp 10 (nội dung 1, 2), sách giáo khoa lớp 11 (nội dung 3, 4) và sách giáo khoa lớp 12 (nội dung 5). Trong đó, chương trình GDCD lớp 11 là mạch nội dung kiến thức được kế thừa trên nền tảng của môn GDCD từ bậc trung học cơ sở lên và được cấu trúc thành 2 phần: “Công dân với kinh tế” và “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” với thời lượng tổng cộng là 35 tiết (37 tuần):
45 Phần “Công dân với kinh tế” gồm 18 tiết lý thuyết, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về một số phạm trù, khái niệm như sản xuất của cải vật chất, hàng hóa, thị trường, cung, cầu, Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, thành phần kinh tế,… các quy luật kinh tế như quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật giá trị,… và phương hướng phát triển kinh tế ở nước ta. Từ đó, phần này giúp học sinh có thể xác định được phương hướng học tập, lựa chọn ngành nghề hoặc các lĩnh vực hoạt động cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.
Phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” gồm 17 tiết lý thuyết, giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa xã hội và một số chính sách quan trọng của Nhà nước như: Chính sách dân số và giải quyết việc làm, chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng an ninh. Từ đó, giúp học sinh có thể xác định được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Với chương trình, sách giáo khoa như đã nêu, cả hai phần nội dung của môn GDCD lớp 11 có thể thực hiện được cách dạy học trải nghiệm với các bài: Bài 1, bài 2, bài 4, bài 5, bài 6, bài 7, bài 11, bài 12, bài 13, bài 14, bài 15.
Thực chất của xây dựng chủ đề dạy học trải nghiệm là cấu trúc lại chương trình, sách giáo khoa, sắp xếp nội dung gần nhau của các bài học để tập hợp thành chủ đề bao quát kiến thức của các bài đó nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của môn học. Bên cạnh đó, việc xây dựng chủ đề theo phân tích chương trình, sách giáo khoa đặt ra một số yêu cầu sau:
(1) Xây dựng các chủ đề phải đảm bảo tính khoa học trong tiến trình dạy học và logic của hệ thống tri thức đã cung cấp. Chương trình, sách giáo khoa đã sắp xếp và phân bổ lượng kiến thức phù hợp với yêu cầu thực tiễn nên bắt buộc khi xây dựng các chủ đề, GV phải theo sát cấu trúc và số lượng tiết học.
(2) Xây dựng chủ đề trải nghiệm cũng phải có những tín hiệu mới, thoát ra khỏi cách dạy học thuần túy từng tiết, từng bài học theo phân phối chương trình. Giáo viên cần tích hợp nội dung kiến thức các môn học khác vào trong việc thiết kế các chủ đề, gợi mở, định hướng những tri thức mới, chưa có trong nội dung sách giáo khoa để học sinh lĩnh hội, liên hệ thực tiễn địa phương để học sinh thích thú trong việc vận dụng tri thức để đánh giá, giải quyết những vấn đề liên quan nảy sinh trong thực tiễn.
46