B. NỘI DUNG
3.2.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích: (1) Đánh giá tính hợp lý, khả quan, sự chuẩn hóa của quy trình thiết kế các chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11; (2) Đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp đã được đề xuất để thiết kế các chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích tính hiệu quả của giờ dạy học trải nghiệm, thực nghiệm sư phạm đánh giá mức độ khả thi của đề tài khóa luận.
Với mục đích trên, tôi đã thiết kế giáo án của chủ đề “Thanh niên với tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam” thông qua việc áp dụng quy trình, biện pháp đã đề xuất và thử nghiệm ở một số đối tượng học sinh ở trường THPT Phan Châu Trinh. Thông qua việc dự giờ các tiết hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức sân khấu hóa, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chào cờ,.. tôi phân tích và đánh giá tính hiệu quả của một tiết hoạt động trải nghiệm.
Một tiết hoạt động trải nghiệm hiệu quả là một tiết phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng sáng tạo, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa giáo
76 viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học).
uá trình dạy học mỗi chủ đề tích hợp được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Bên cạnh đó, qua thực nghiệm, chúng tôi sẽ thu nhận được những thông tin phản hồi từ phía học sinh để đánh giá tính khả thi và giá trị thực tiễn của việc xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong chương trình GDCD lớp 11. Từ đó, tôi đánh giá rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh bổ sung để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Nhìn chung, thực nghiệm sư phạm là việc cần thiết để đánh giá tính hợp lý, hiệu quả và giá trị thực tiễn của quy trình và biện pháp xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.