Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn GDCD

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 43)

B. NỘI DUNG

1.2.3. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn GDCD

GDCD lớp 11 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và trong hệ thống các môn học, môn GDCD giữ vị trí, vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc góp phần bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, hình thành niềm tin và phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp cho học sinh. Ngoài mục tiêu trang bị cho học sinh về kiến thức, môn GDCD truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng và xã hội.

31 Để có những đánh giá chính xác, khách quan về hoạt động dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu câu hỏi (Phụ lục 1) đối với 16 giáo viên hiện đang dạy học môn học này tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trường THPT Phan Châu Trinh, THPT Nguyễn Trãi, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Thanh Khê) về vấn đề trên. Qua việc thống kê 16 phiếu nhận lại, kết quả thu được như sau:

Tất cả các giáo viên dạy môn GDCD ở Đà Nẵng đều nhận thức được vai trò, vị trí của môn học mà mình đang đảm nhận trong việc giáo dục ý thức cho con người trong lao động, trong quan hệ giao tiếp, ứng xử hàng ngày của mỗi người, góp phần bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, hình thành niềm tin và phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp cho học sinh. Thông qua việc gặp gỡ, trao đổi với các giáo viên, tôi nhận thấy đội ngũ các thầy cô bộ môn GDCD trên địa bàn Đà Nẵng là những người có năng lực, có chuyên môn, tràn đầy nhiệt huyết với nghề. Điều này đã tạo ra một thuận lợi lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD bởi, đội ngũ giáo viên này đã nhận thức được tầm quan trọng của bản thân cũng như của môn học. Từ đó, họ có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp, cố gắng sử dụng cách truyền thụ hiệu quả nội dung kiến thức của môn GDCD để học sinh thấy sự hấp dẫn của môn học, làm cho học sinh yêu thích môn học, giáo viên đưa ra những dẫn chứng cụ thể để người học có thể tự nhận thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và quê hương. Do đó, tất cả các giáo viên tham gia khảo sát đều cho rằng cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, khi chúng tôi yêu cầu các giáo viên đánh giá mức độ nhận thức đầy đủ và chính xác về vị trí, vai trò của môn GDCD ở trường THPT đang công tác, các thầy cô giáo có câu trả lời là Tốt (50%), Khá (31,3%) và Đạt (18,7%). Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố, đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà lãnh đạo, các thầy cô giáo rất quan tâm đến môn GDCD, luôn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học môn học này.

Trên cơ sở những thuận lợi nêu trên, các thầy cô giáo dạy môn GDCD ở Đà Nẵng đã thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học trải nghiệm như sau:

32 (Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát)

Biểu đồ 1.1. GV đánh giá mức độ thực hiện dạy học trải nghiệm trong môn GDCD ở trường THPT đang công tác

Qua khảo sát cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm đã được một số giáo viên ở các trường THPT tiếp cận và thực hiện ở một số nội dung kiến thức, song trong quá trình dạy học, các thầy cô chỉ mới dừng lại ở chỗ dạy học trải nghiệm mới dừng lại ở chỗ liên hệ, lồng ghép các nội dung với nhau, chưa thực sự đúng với bản chất và yêu cầu trong dạy học trải nghiệm. Bên cạnh đó, do phân phối chương trình chưa thật sự hợp lí, một năm chỉ có 2 tiết ngoại khóa mà thường ở cuối kì 2, chương trình không cho phép dành riêng một số tiết độc lập cho nội dung này nên chỉ có một số giáo viên dạy GDCD ở các trường như THPT Nguyễn Hiền, THPT Phan Châu Trinh, THPT Thanh Khê,... đã xây dựng thành các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa thu hút rất nhiều học sinh tham gia theo sự hướng dẫn của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, các chủ đề dạy học trải nghiệm hiện nay được các giáo viên triển khai thực hiện chỉ mới dừng lại ở nội dung do Bộ và Sở định hướng, trong hung Chương trình ngoại khóa, tổ chức ngoại khóa chính trị theo đủ đề từng tháng của cả ba khối như: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước; Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp; Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình; Thanh niên với lý tưởng cách mạng;... hoặc chủ yếu dạy học trải nghiệm theo các chủ đề thuộc phần Công dân với các vấn đề kinh tế, xã hội như: Bảo vệ môi trường; Thanh niên với vấn đề việc làm,... nhưng chủ yếu thông qua các hình thức như: sinh hoạt dưới cờ, phối hợp với các môn học khác để giáo dục kĩ năng sống, thông qua phần củng cố bài học để tổ chức các trò chơi,...

33 Nhìn chung, các giáo viên dạy môn GDCD ở thành phố Đà Nẵng cũng rất có tâm huyết với nghề, mong muốn phải nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp, hình thức dạy học bộ môn nhưng họ lại ngại việc khó đảm bảo chất lượng của các hoạt động trải nghiệm, đảm bảo thời lượng và nội dung môn học trong các hoạt động giáo dục trên lớp theo phân phối chương trình. Do vậy, việc dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11 ít được thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng.

Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ chương trình GDCD lớp 11 hiện hành, các thầy cô đã thống nhất rằng có rất nhiều nội dung kiến thức có thể tổ chức dạy học trải nghiệm như hàng hóa - tiền tệ - thị trường, cơ cấu kinh tế, dân số và việc làm, giáo dục và đào tạo, tài nguyên môi trường, an ninh – quốc phòng và ngoại giao,… Mặt khác, chương trình GDCD lớp 11 hiện nay với 2 phân môn: Công dân với kinh tế và công dân với các vấn đề chính trị - xã hội, đang được trình bày kiến thức theo kiểu “lát cắt ngang”, đặc biệt là phân môn thứ nhất phần lớn là kiến thức liên quan đến kinh tế như: bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bài 5. Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bài 7. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước,… nên học sinh cảm thấy khô khan, nhàm chán và cả người dạy cũng khó triển khai cho hiệu quả khi dạy học trải nghiệm các bài học này. Bên cạnh đó, các vấn đề nằm trong nội dung dạy học trải nghiệm cũng có liên quan đến nội dung phần hai: Địa lý kinh tế - xã hội (chương trình Địa lý 10), phần Địa lý dân cư (chương trình Địa lý 12),… Do đó, việc dạy học trải nghiệm trong môn GDCD lớp 11 là một mô hình truyền thụ kiến thức theo kiểu “bổ dọc” chương trình thông qua việc xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp, mang tính thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu của hung chương trình GDCD lớp 11 đề ra.

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, khi tôi hỏi “Theo thầy/cô, việc xây dựng, tổ chức dạy học trải nghiệm theo các chủ đề mà tác giả đưa ra có khả thi hay không? Các thầy/cô đã từng dạy học theo các chủ đề này chưa?”, kết quả thu được như sau:

Tên chủ đề Mức độ khả thi (%) Mức độ thực hiện

(%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Đã thực hiện Chưa thực hiện

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện

34 đại hóa đất nước

Thanh niên với ý tưởng kinh doanh

81.3 18.7 0 12.5 87.5

Lập kế hoạch tài chính cá nhân 93.8 6.2 0 25 75 Thanh niên với tiêu dùng và văn

hoá tiêu dùng ở Việt Nam

100 0 0 0 100

Tìm hiểu thực tế một số trường Đại học (hoặc Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề) tại địa phương.

75 25 0 68.8 31.2

Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp

93.8 6.2 0 87.5 12.5

Thế hệ trẻ vì một hành tinh xanh 100 0 0 56.3 43.7

(Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát)

Qua kết quả cho thấy, dạy học trải nghiệm theo các chủ đề mà tác giả đưa ra thông qua môn GDCD lớp 11 là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Nhưng một điều đang lưu ý là các giáo viên dạy học trải nghiệm trong môn GDCD 11 chỉ mới tập trung vào xây dựng chủ đề phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội nên phần Công dân với kinh tế chưa được khai thác để xây dựng thành các chủ đề để tổ chức Hoạt động trải nghiệm. Đây là một hạn chế cần phải khắc phục, giáo viên nên tập trung khai thác, xây dựng các chủ đề ở phần Công dân với kinh tế nhiều hơn, vì theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sắp tới, chủ yếu giáo dục kinh tế, văn hóa tiêu dùng, ý tưởng kinh doanh,... Thông qua các chủ đề này, học sinh có thể tự biết cách lập nghiệp, kinh doanh phù hợp với điều kiện của bản thân sau khi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, phần lớn giáo viên (87,5%) đánh giá học sinh THPT có quan tâm đến các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước và ở Đà Nẵng hiện nay. Trong các giờ học trên lớp và sinh hoạt tại trường, học sinh luôn đặt ra những câu hỏi về sự thay đổi mỹ quan đô thị của thành phố, sự phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương, quan tâm đến sự thay đổi của môi trường, khí hậu và tài nguyên của đất nước, nhận thức được sự ảnh hưởng của dân số tăng nhanh và nguồn nhân lực kém chất lượng đến sự phát triển của đất nước,… Do đó, dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11 thông qua việc thiết kế và xây dựng thành các chủ đề lớn như: Thanh niên với tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam; Thế hệ trẻ vì một hành tinh xanh; Thanh niên với vấn đề lập thân lập nghiệp,… sẽ giúp cho học sinh được trải nghiệm thực tế, được tham gia và

35 hình thành các kỹ năng, tư duy sáng tạo; bớt nhàm chán với phần kiến thức nặng về mục tiêu, phương hướng trong các chính sách của Nhà nước, từ đó, góp phần làm cho người học có hứng thú với bộ môn, giúp học sinh thấy được trách nhiệm của họ đối với các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương và đất nước trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng đất nước.

Tóm lại, hiện nay, phần lớn các giáo viên GDCD trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sân khấu hóa,... những nội dung theo chủ đề từng tháng của ba khối lớp do Sở định hướng. Một số khác chỉ đảm nhận công việc giảng dạy theo đúng phân phối chương trình. Do vậy, hoạt động trải nghiệm chưa thật sự được quan tâm, trong đó hoạt động trải nghiệm phần công dân với kinh tế còn chưa được khai thác hiệu quả. Đây là việc làm cần thiết phù hợp với chương trình phổ thông tổng thể khi xây dựng môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)