Cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương trình GDCD 11

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 33)

B. NỘI DUNG

1.2.2. Cấu trúc, mục tiêu, nội dung chương trình GDCD 11

1.2.2.1. Cấu trúc chương trình GDCD 11

Nội dung chương trình GDCD lớp 11 ở trường THPT được cấu trúc thành hai phần:

26 - Phần một: Công dân với kinh tế.

- Phần hai: Công dân với các vấn đề chính trị- xã hội

Chương trình được thực hiện với thời lượng như sau: Cả năm: 37 tuần (35 tiết) + Học kì I: 19 tuần (18 tiết): Dạy từ bài 1 đến hết bài 8.

+ Học kì II: 18 tuần (17 tiết): Dạy từ bài 9 đến hết bài 15.

1.2.2.2. Mục tiêu chương trình GDCD 11

* Phần thứ nhất: Công dân với kinh tế

- Về kiến thức:

+ Cung cấp cho học sinh hiểu biết những kiến thức thông thường về kinh tế. + Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc xây dựng, phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội.

- Về kĩ năng:

+ Vận dụng kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế trong đời sống xã hội.

+ Có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng kinh tế gần gũi, phù hợp với lứa tuổi. Có kĩ năng định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hôi.

- Về thái độ

+ Tin tưởng đường lối, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

+ Tin tưởng khả năng của bản thân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội.

* Phần thứ hai: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội

- Về kiến thức

+ Hiểu được tính tất yếu khách quan và những đặc trưng cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

+ Hiểu được bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nội dung cơ bản của nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

+ Nắm được một số nội dung cơ bản của một số chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

- Về kĩ năng

+ Biết vận dụng kiến thức để phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa Nhà Nước xã hội chủ nghĩa với các nhà nước trước đó của chúng ta; biết thực hiện các quyền dân

27 chủ xã hội chủ nghĩa và tham gia tuyên truyền các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.

+ Biết tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số vấn đề gần gũi trong cuộc sống chính trị - xã hội hiện nay.

- Về thái độ

+ Có ý thức rõ ràng, đúng đắn về trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

+ Tin tưởng và tự giác thực hiện tốt đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước.

1.2.2.3. Nội dung chương trình GDCD 11

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THPT, chương trình môn GDCD lớp 11 được phân phối như sau:

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Áp dụng từ năm học 2011 – 2012

Cả năm: 37 tuần (35 tiết)

Học kỳ I: 19 tuần (18 tiết) - Học kỳ II: 18 tuần (17 tiết)

HỌC KỲ I

Tiết Tên bài Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1, 2 Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế

Điểm a mục 3: Nội dung thứ 2 của phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế

Không dạy

3, 4, 5 Bài 2. Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường - Điểm b mục 1: Từ “Lượng giá trị hàng hóa…” đến hết mục 1. - Điểm a mục 2: Bốn hình thái giá trị.

- Điểm c mục 2: Quy luật lưu thông tiền tệ.

- Câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập. - Không dạy - Không dạy - Không dạy - Không yêu cầu HS trả lời

6, 7 Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu

Câu hỏi 5 và câu hỏi 10 trong phần Câu hỏi và bài tập.

Không yêu cầu HS trả lời

28 thông hàng hóa

8 Bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Điểm b mục 2: Các loại cạnh tranh.

- Câu hỏi 3 và câu hỏi 6 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

- Không yêu cầu HS trả lời 9 Bài 5. Cung - cầu trong

sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Điểm b mục 2: Vai trò của quan hệ cung - cầu.

- Câu hỏi 3 phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

- Không yêu cầu HS trả lời 10 Kiểm tra viết 1 tiết

11, 12 Bài 6. Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước

- Điểm c mục 2: Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Câu hỏi 5, 6, 7, 8 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Đọc thêm

- Không yêu cầu HS trả lời 13, 14 Bài 7. Thực hiện nền kinh

tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước

- Mục 2: Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước.

- Câu hỏi 9 và câu hỏi 10 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Không dạy

- Không yêu cầu HS trả lời

15, 16 Bài 8. Chủ nghĩa xã hội - Điểm a mục 1: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Điểm b mục 2: Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.

Đọc thêm 17 Ôn tập học kỳ I 18 Kiểm tra học kỳ I HỌC KỲ II 19, 20, 21 Bài 9. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Điểm a mục 1: Nguồn gốc của Nhà nước. - Điểm b mục 1: Bản chất của Nhà nước. - Không phân tích chỉ nêu kết luận - Đọc thêm

29 - Điểm d mục 2: Vai trò của

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Câu hỏi 2 và câu hỏi 5 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Đọc thêm - Không yêu cầu HS trả lời 22, 23 Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Mục 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Điểm a mục 2: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.

- Điểm d mục 2: Đoạn từ “Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân …” đến hết mục 2. - Mục 3: Từ “dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào…” đến hết bài. - Chỉ cần tập trung làm rõ: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Đọc thêm - Không dạy - Không dạy 24 Bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm

- Điểm a mục 1: Tình hình dân số ở nước ta.

- Câu hỏi 1 trong phần Câu hỏi và bài tập.

- Đọc thêm

- Không yêu cầu HS trả lời

30 25 Bài 12. Chính sách tài

nguyên và bảo vệ môi trường

Mục 1: Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

Đọc thêm

26 Kiểm tra viết 1 tiết 27, 28,

29

Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

Không

30 Bài 14. Chính sách quốc phòng và an ninh

Mục 1: Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh. Đọc thêm 31 Bài 15. Chính sách đối ngoại Không 32, 33 Thực hành ngoại khóa 34 Ôn tập học kỳ II 35 Kiểm tra học kỳ II

Theo Công văn số 5842/BGDĐT/VP

Sau khi học xong chương trình GDCD lớp 11, HS cần có thái độ và kỹ năng:

Về kỹ năng: Biết phân tích, đánh giá các hiện tượng, các sự kiện trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi, có hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội. Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phê phán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân.

Về thái độ: Yêu cái đúng, cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành vi, việc làm tiêu cực; yêu quê hương, đất nước; trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc; tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng; tôn trọng pháp luật, chính sách của Nhà nước và các quy định chung của cộng đồng, tập thể.

1.2.3. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn GDCD lớp 11 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng GDCD lớp 11 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và trong hệ thống các môn học, môn GDCD giữ vị trí, vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc góp phần bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, hình thành niềm tin và phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp cho học sinh. Ngoài mục tiêu trang bị cho học sinh về kiến thức, môn GDCD truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng và xã hội.

31 Để có những đánh giá chính xác, khách quan về hoạt động dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu câu hỏi (Phụ lục 1) đối với 16 giáo viên hiện đang dạy học môn học này tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trường THPT Phan Châu Trinh, THPT Nguyễn Trãi, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Thanh Khê) về vấn đề trên. Qua việc thống kê 16 phiếu nhận lại, kết quả thu được như sau:

Tất cả các giáo viên dạy môn GDCD ở Đà Nẵng đều nhận thức được vai trò, vị trí của môn học mà mình đang đảm nhận trong việc giáo dục ý thức cho con người trong lao động, trong quan hệ giao tiếp, ứng xử hàng ngày của mỗi người, góp phần bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, hình thành niềm tin và phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp cho học sinh. Thông qua việc gặp gỡ, trao đổi với các giáo viên, tôi nhận thấy đội ngũ các thầy cô bộ môn GDCD trên địa bàn Đà Nẵng là những người có năng lực, có chuyên môn, tràn đầy nhiệt huyết với nghề. Điều này đã tạo ra một thuận lợi lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD bởi, đội ngũ giáo viên này đã nhận thức được tầm quan trọng của bản thân cũng như của môn học. Từ đó, họ có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp, cố gắng sử dụng cách truyền thụ hiệu quả nội dung kiến thức của môn GDCD để học sinh thấy sự hấp dẫn của môn học, làm cho học sinh yêu thích môn học, giáo viên đưa ra những dẫn chứng cụ thể để người học có thể tự nhận thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và quê hương. Do đó, tất cả các giáo viên tham gia khảo sát đều cho rằng cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, khi chúng tôi yêu cầu các giáo viên đánh giá mức độ nhận thức đầy đủ và chính xác về vị trí, vai trò của môn GDCD ở trường THPT đang công tác, các thầy cô giáo có câu trả lời là Tốt (50%), Khá (31,3%) và Đạt (18,7%). Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố, đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà lãnh đạo, các thầy cô giáo rất quan tâm đến môn GDCD, luôn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học môn học này.

Trên cơ sở những thuận lợi nêu trên, các thầy cô giáo dạy môn GDCD ở Đà Nẵng đã thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học trải nghiệm như sau:

32 (Nguồn: Thống kê từ phiếu khảo sát)

Biểu đồ 1.1. GV đánh giá mức độ thực hiện dạy học trải nghiệm trong môn GDCD ở trường THPT đang công tác

Qua khảo sát cho thấy, việc áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm đã được một số giáo viên ở các trường THPT tiếp cận và thực hiện ở một số nội dung kiến thức, song trong quá trình dạy học, các thầy cô chỉ mới dừng lại ở chỗ dạy học trải nghiệm mới dừng lại ở chỗ liên hệ, lồng ghép các nội dung với nhau, chưa thực sự đúng với bản chất và yêu cầu trong dạy học trải nghiệm. Bên cạnh đó, do phân phối chương trình chưa thật sự hợp lí, một năm chỉ có 2 tiết ngoại khóa mà thường ở cuối kì 2, chương trình không cho phép dành riêng một số tiết độc lập cho nội dung này nên chỉ có một số giáo viên dạy GDCD ở các trường như THPT Nguyễn Hiền, THPT Phan Châu Trinh, THPT Thanh Khê,... đã xây dựng thành các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa thu hút rất nhiều học sinh tham gia theo sự hướng dẫn của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, các chủ đề dạy học trải nghiệm hiện nay được các giáo viên triển khai thực hiện chỉ mới dừng lại ở nội dung do Bộ và Sở định hướng, trong hung Chương trình ngoại khóa, tổ chức ngoại khóa chính trị theo đủ đề từng tháng của cả ba khối như: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước; Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp; Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình; Thanh niên với lý tưởng cách mạng;... hoặc chủ yếu dạy học trải nghiệm theo các chủ đề thuộc phần Công dân với các vấn đề kinh tế, xã hội như: Bảo vệ môi trường; Thanh niên với vấn đề việc làm,... nhưng chủ yếu thông qua các hình thức như: sinh hoạt dưới cờ, phối hợp với các môn học khác để giáo dục kĩ năng sống, thông qua phần củng cố bài học để tổ chức các trò chơi,...

33 Nhìn chung, các giáo viên dạy môn GDCD ở thành phố Đà Nẵng cũng rất có tâm huyết với nghề, mong muốn phải nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp, hình thức dạy học bộ môn nhưng họ lại ngại việc khó đảm bảo chất lượng của các hoạt động trải nghiệm, đảm bảo thời lượng và nội dung môn học trong các hoạt động giáo dục trên lớp theo phân phối chương trình. Do vậy, việc dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11 ít được thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng.

Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ chương trình GDCD lớp 11 hiện hành, các thầy cô đã thống nhất rằng có rất nhiều nội dung kiến thức có thể tổ chức dạy học trải nghiệm như hàng hóa - tiền tệ - thị trường, cơ cấu kinh tế, dân số và việc làm, giáo dục và đào tạo, tài nguyên môi trường, an ninh – quốc phòng và ngoại giao,… Mặt khác, chương trình GDCD lớp 11 hiện nay với 2 phân môn: Công dân với kinh tế và công dân với các vấn đề chính trị - xã hội, đang được trình bày kiến thức theo kiểu “lát cắt ngang”, đặc biệt là phân môn thứ nhất phần lớn là kiến thức liên quan đến kinh tế như: bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bài 5. Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bài 7. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước,… nên học sinh cảm thấy khô khan, nhàm chán và cả người dạy cũng khó triển khai cho hiệu quả khi dạy học trải nghiệm các bài học này. Bên cạnh đó, các vấn đề nằm trong nội dung dạy học trải nghiệm cũng có liên quan đến nội dung phần hai: Địa lý kinh tế - xã hội (chương trình Địa lý 10), phần Địa

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)