Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 85 - 86)

B. NỘI DUNG

3.2.3. Tiến hành thực nghiệm

Địa bàn thực nghiệm: để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, tôi chọn trường THPT Phan Châu Trinh. Lớp thực nghiệm 11/1 có 42 học sinh, lớp có kết quả học tập tốt môn GDCD. Sau khi thực nghiệm, tác giả đã đánh giá kết quả thực nghiệm theo một số các tiêu chí cụ thể (xem phần phụ lục 4)

Tôi đã trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng về giáo án của chủ đề thực nghiệm sư phạm và được sự tư vấn, hỗ trợ và phối hợp nhiệt tình và hiệu quả của cô giáo Phan Thị Vĩnh_là một giáo viên dạy giỏi, kinh nghiệm trong dạy học môn GDCD của trường. Do đó, sau khi các em HS trường học xong nội dung kiến thức bài 1, bài 2, bài 4, bài 5, chúng tôi đã triển khai dạy học thực nghiệm ở các lớp 11/1 với chủ đề: Thanh niên với tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam với hai tiết giờ học ngoại khóa (Học kỳ I) vào ngày 8 tháng 12 năm 2018. Trong chủ đề này, học sinh sẽ chia thành 4 nhóm và tham gia vào 3 hoạt động chính: (1) Hiểu ý đồng đội; (2) Thiết kế sản phẩm handmade; (3) Giải pháp tiêu dùng. Được sự định hướng, hỗ trợ kỹ lưỡng từ phía giáo viên, các nhóm học sinh của lớp 11/1 đã chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm handmade và tập luyện tiểu phẩm của từng nhóm để thực hiện kế hoạch đã được giáo viên phân công trước khi tiết học ngoại khóa diễn ra. Trong 2 tiết ngoại khóa, chúng tôi đã trực tiếp tổ chức dạy học trải nghiệm ở lớp thực nghiệm 11/1. Tại lớp đối chứng 11/3, chúng tôi thiết kế và dạy học giáo án theo cách thức dạy học truyền thống thông qua việc trình bày, giải thích từng đơn vị kiến thức của từng bài học một (bài 1, bài 2, bài 4, bài 5) kết hợp với việc lồng ghép nội dung liên quan đến văn hóa tiêu dùng của con người thông qua một số hình thức như: trò chơi ô chữ, hiểu ý đồng đội, xem video, tranh ảnh,... nhưng không vận dụng các hình thức và các biện pháp trải nghiệm trong dạy học như hình thức dạy học ở lớp 11/1. Hoạt động dạy học tại lớp đối chứng 11/3 này được thực hiện một cách chi tiết và chuyên sâu hơn lớp 11/1 vì các em không được tham gia vào hoạt động trải nghiệm như lớp thực nghiệm 11/1. Trong quá trình dạy học ở lớp đối chứng 11/3, tôi tham gia dự giờ lớp học này từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 5 và từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 9 (Học kỳ I) vào khoảng thời gian từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 2 tháng 11 năm 2018. Trong khoảng thời gian thực hiện dạy học thực nghiệm này, tôi đã gặp gỡ học sinh 2 lớp và phối hợp với cô giáo Phan Thị Vĩnh định hướng, tư vấn, hỗ trợ triển khai thực hiện chủ đề và kiểm tra tiến độ hoàn thành sản phẩm đã phân công cho các nhóm của lớp 11/1.

Trong quá trình tổ chức, tôi quan sát tỉ mỉ những biến đổi của cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm nêu trên về không khí của tiết dạy, thái độ hưởng ứng của học

78 sinh, những khó khăn mà học sinh gặp phải khi tổ chức dạy học theo các phương thức đã được ứng dụng trong soạn giáo án trước đó. Những kết quả này được giáo viên theo dõi và ghi chép cẩn thận. Việc đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng được tiến hành như sau:

Trên cơ sở đánh giá của giáo viên đối với các phần thi của 4 nhóm, tôi đã cùng với cô giáo Phan Thị Vĩnh phân tích, rút kinh nghiệm đối với tiết dạy ngoại khóa và góp ý chỉnh sửa phần thiết kế tiến trình tổ chức phần thi thứ 2: Sản phẩm handmade của giáo án trải nghiệm.

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng ở lớp 11/1 và 11/3, tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi, khảo sát nhận xét, đánh giá của học sinh về giờ dạy. Đó là cơ sở khách quan để nhận xét không khí giờ học và thái độ học tập từ phía học sinh. Sau khi đã có những tư liệu cần thiết, tôi tiến hành xử lý kết quả, rút ra được những cứ liệu khách quan trên cơ sở so sánh giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 85 - 86)