B. NỘI DUNG
3.1.1. Mục đích của việc thiết kế giáo án
Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 29-N /TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
70 dục và đào tạo và xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trường THPT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình mới. Đồng thời, ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Do đó, một giờ học thành công phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là giáo viên chuẩn bị giáo án lên lớp của mình một cách cẩn thận, đầu tư kỹ lưỡng, đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh...
Giáo án của mỗi giờ học có vai trò rất quan trọng bởi vì theo Bộ Giáo dục và đào tạo (2011) định nghĩa “giáo án là kế hoạch giảng dạy của giáo viên dự định thực hiện cho một bài học, một tiết học hay một buổi lên lớp”. Giáo án như là một thời khóa biểu và bản đồ dẫn đường cho giáo viên và học sinh trong một tiết học. Giáo án là một bản kế hoạch và thay đổi tùy thuộc vào đối tượng, điều kiện dạy học dù cùng một mục tiêu, nội dung. Chẳng hạn, phương pháp dạy học của giáo viên sẽ khác nhau giữa lớp có học lực trung bình và khá, thiết bị dạy học sẽ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của trường, giáo viên có phong cách giao tiếp sôi nổi sẽ lập kế hoạch dạy học khác với giáo viên có phong cách trầm lặng.
Giáo án có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp người thầy quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn. uan trọng hơn, giáo án có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú trọng – phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biết – từ đó giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian… Một giáo án hay sẽ cung cấp cho người dạy một hướng đi rõ ràng. Đồng thời, chỉ ra nội dung của bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kỹ năng học tập được sử dụng trong giờ học và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học. Giáo án còn cung cấp nguồn học liệu tham khảo để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức và hình thành các kỹ năng cần thiết trong quá trình dạy – học bộ môn.
Dạy học là một hoạt động phức tạp, cần có sự chuẩn bị kỹ càng cho từng hoạt động thực hiện tại lớp học để đạt được mục tiêu dạy học. Việc thiết kế giáo án là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Vì vậy, giáo án càng được đầu tư, biên soạn tốt thì càng đảm bảo hiệu
71 quả dạy học dù ở trình độ đào tạo nào. Đặc biệt là khi đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học thì càng phải đầu tư công sức để soạn giáo án. Điều này sẽ góp phần tạo ra một giờ học hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở những đánh giá nêu trên và dựa vào hình thức, biện pháp xây dựng chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11, việc thiết kế giáo án cho các chủ đề dạy học trải nghiệm là yêu cầu cần thiết khách quan. Giáo án thiết kế rõ ràng, chi tiết sẽ là cơ sở để các chủ đề dạy học trải nghiệm được đưa vào dạy học một cách khoa học và chính xác, đảm bảo tính khả thi của đề tài.
Giáo án sẽ thể hiện được tính hợp lý và khả quan bằng cách vận dụng các hình thức, biện pháp đã được đề xuất. Giáo án dạy học tích hợp được thiết kế sẽ là ví dụ minh họa cần thiết và hữu ích để giáo viên dễ dàng hiểu được quy trình và thực hiện được việc biên soạn giáo án của mình, không phải mò mẫm, gây ra tâm lý băn khoăn cho người dạy.
Tóm lại, để có một giờ dạy hiệu quả, giáo viên cần phải đầu tư nhiều cho việc biên soạn giáo án. Đây là cơ sở để giáo viên có công cụ, bản đồ dẫn đường đúng hướng nhằm thực hiện giờ dạy đạt mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
3.1.2. Giáo án của chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11 sử dụng để thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng
Sau khi hoàn thành quy trình, biện pháp xây dựng chủ đề dạy học trải nghiệm trong chương trình GDCD lớp 11, tôi tiến hành thiết kế giáo án cho một trong bảy chủ đề đã đưa ra, cụ thể ở đây là chủ đề : Thanh niên với tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam.
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Chủ đề: THANH NIÊN VỚI TIÊU DÙNG VÀ VĂN HÓA TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức
- Biết được ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Biết khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của nó
- Biết các chức năng của tiền tệ
- Biết thế nào là thị trường và các chức năng của nó
72 - Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa tiêu dùng và các giải pháp tiêu dùng hợp lí.
2. Kỹ năng
- Biết phân tích, đánh giá được thị trường cung – cầu - Biết phân biệt giữa hàng hóa và sản phẩm
- Hình thành kỹ năng tiêu dùng hợp lý
- Hình thành kỹ năng thiết kế sản phẩm handmade. - Hình thành kỹ năng viết kịch và diễn kịch.
3. Thái độ
Có ý thức tự giác tiêu dùng hợp lý và ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tiêu dùng.
4. Những năng lực hướng tới: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực trình bày trước đám đông, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực khám phá những vấn đề của thị trường, năng lực sáng tạo những sản phẩm handmade....
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 1. Nội dung hoạt động giáo dục
- Tìm hiểu các sản phẩm trên thị trường.
- Thuyết trình về bản thiết kế sản phẩm handmade. - Đóng tiểu phẩm về văn hóa tiêu dùng.
2. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
Chủ đề được tổ chức dưới 3 hình thức: trò chơi, dự án và sân khấu hóa với 3 vòng thi:
- Vòng 1: Hiểu ý đồng đội. - Vòng 2: Sản phẩm handmade. - Vòng 3: Giải pháp tiêu dùng.
III. QUY MÔ, ĐỐI TƯỢNG, THỜI LƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN TỔ CHỨC 1. Quy mô: Học sinh một lớp 11/1
2. Đối tượng: Học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Phan Châu Trinh.
3. Thời gian: 7h30 – 10h00 ngày chủ nhật.
4. Địa bàn tổ chức: Phòng B205, trường THPT Phan Châu Trinh.
IV. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT
- Loa, micro, máy chiếu, máy tính. - Đồ liên hoan: bánh kẹo, hoa quả.
73
V. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Công tác chuẩn bị của giáo viên
- Chọn chủ đề, xác định mục tiêu, nội dung và lên kế hoạch hoạt động.
- Thành lập Ban Tổ chức chỉ đạo: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Giáo dục công dân.
- Ban Tổ chức xin ý kiến phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường.
- Ban Tổ chức trao đổi với Ban cán sự của lớp 11 để thông báo kế hoạch hoạt động: nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, người thực hiện, phương tiện thực hiện,…đồng thời lắng nghe đề xuất, góp ý của các em học sinh.
- Chuẩn bị câu hỏi phần Hiểu ý đồng đội và phần Thiết kế sản phẩm handmade, phần thưởng.
2. Công tác chuẩn bị của học sinh
Học sinh họp lớp và cụ thể hóa hoạt động:
- Cán bộ lớp phổ biến thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức hoạt động cho các bạn học sinh trong lớp.
- Phân công dẫn chương trình và thư kí.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm bầu chọn nhóm trưởng.
- Phân công mỗi nhóm chuẩn bị 1 bản thiết kế sản phẩm handmake.
- Phân công lớp chuẩn bị 1 tiểu phẩm về văn hóa tiêu dùng, xoay quanh nội dung tuyên truyền thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
VI. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Ổn định và giới thiệu 1 ph t
- Trưởng Ban Tổ chức ổn định học sinh, kiểm tra sĩ số.
- Văn nghệ chào mừng: Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
- Dẫn chương trình công bố chủ đề hoạt động, tiến trình hoạt động. - Các nhóm lần lượt giới thiệu tên, thành viên của nhóm mình.
Hoạt động 2. “Hiểu ý đồng đội” 15 ph t
Dẫn chương trình công bố thể lệ:
- Mỗi đội được phát 10 từ khóa. Các từ khóa là các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày (phụ lục 3a)
- Mỗi đội sẽ lần lượt cử 2 người (có thể luân phiên thay đổi các cặp chơi), một người diễn tả bằng cách nêu công dụng, giá thành, hình dáng,... người còn lại sẽ đoán tên sản phẩm đó là gì. Thời gian cho phần thi của mỗi đội là 3 phút.
74 Dẫn chương trình kiểm tra đáp án, thư kí ghi lại kết quả. Dẫn chương trình công bố xếp hạng các đội thi.
Hoạt động 3. “Thiết kế sản phẩm handmad ” 35 ph t
Dẫn chương trình công bố thể lệ:
- Mỗi đội sẽ tự lên ý tưởng và thiết kế một sản phẩm handmade (GV giao nhiệm vụ trước đó và hoàn thành ở nhà).
- Mỗi đội có 5 phút để marketing quảng bá sản phẩm của đội mình.
- Sau khi marketing xong, mỗi đội có 3p để trả lời các câu hỏi do BG và các đội chơi khác đưa ra.
- Tiêu chí chấm điểm gồm:
Tiêu chí Điểm tối đa
Mẫu mã sản phẩm 10
Giá thành sản phẩm 10
Công dụng sản phẩm 20
Marketing (ý tưởng, hình thức, phương tiễn hỗ trợ,...) 30 Trả lời câu hỏi của BG và các đội chơi khác 10
- Ban giám khảo sẽ dựa vào các tiêu chí trên và chấm điểm cho từng đội chơi. Dẫn chương trình công bố xếp hạng các đội thi và phát thẻ điểm cho các đội.
Hoạt động 4. “Tiểu phẩm tiêu dùng” 2 ph t
Dẫn chương trình giới thiệu tiểu phẩm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Thông qua tiểu phẩm này, mỗi HS tự rút ra giải pháp tiêu dùng hợp lý cho bản thân và cần tuyên truyền đến người thân và mọi người cùng biết và thực hiện.
- ịch bản tiểu phẩm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Phụ lục 3b).
Hoạt động 5. Tổng kết 1 ph t
- Ban Tổ chức tổng kết trao thưởng cho 2 đội chơi đạt số điểm cao nhất ở phần “Hiểu ý đồng đội” và “Thiết kế sản phẩm handmade”; Trao quà cho nhóm kịch.
- Dẫn chương trình tuyên bố: Chương trình ngày hôm nay không phải chỉ để chọn ra đội chiến thắng, mà còn hình thành ý thức tiêu dùng hợp lí, thông minh cho các bạn học sinh. Tất cả học sinh phải cùng có ý thức tiêu dùng hợp lí.
- Ban Tổ chức tổng kết nội dung, cách thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho hoạt động tiếp theo.
75
VII. ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT KINH NGHIỆM
- Đánh giá về ưu, nhược điểm của hoạt động (sự chuẩn bị, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức tổ chức,…) và rút kinh nghiệm cho hoạt động sau.
Trên đây là một bản thiết kế chi tiết về một hoạt động trải nghiệm mà các giáo viên có thể sử dụng trong dạy học môn GDCD ở trường THPT hiện nay. Thông qua việc tổ chức thực hiện bản thiết kế này, trên cơ sở hiểu biết và kỹ năng của mình, học sinh tham gia các hoạt động một cách hào hứng để có những trải nghiệm nhất định, rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó, học sinh có thể vận dụng những trải nghiệm đó vào thực tiễn cuộc sống.