Học thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của người lao động tại khu công nghiệp chuyên sâu phú mỹ 3, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 33 - 35)

Học thuyết hai nhân tố của Frederic Herzberg (1959) còn được gọi là thuyết duy trì-động viên dựa trên cơ sở quan điểm tạo động lực là kết quả của sự tác động

32

của nhiều yếu tố khác nhau. Frederic Herzberg đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng cách đề nghị các chuyên gia tại một xí nghiệp những yếu tố làm họ thỏa mãn và những yếu tố gây ra những bất mãn và không cảm thấy được động viên. Phát hiện của Frederic Herzberg đã cho ta thấy được một khía cạnh khác của giả thuyết mà chúng ta không ngờ tới. Vì thông thường mọi thứ trên đời đều có hai mặt đối lập nhau, trái ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại.

Sự khác biệt trong phát minh của của Herzberg đã tạo ra một sự bất ngờ lớn vì nó đi ngược lại với những nhận thức thông thường. Đối với Herzberg, ông cho rằng ngược lại với sự bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và ngược lại với thỏa mãn không phải là sự bất mãn mà là không thỏa mãn. Các yếu tố về sự thỏa mãn đối với công việc được gọi là nhóm yếu tố động viên (Motivator) – yếu tố bên trong. Các yếu tố liên quan đến sự bất mãn được gọi là nhóm yếu tố duy trì (Hygiene Factors) – yếu tố bên ngoài. Học thuyết này được các nhà quản lý đánh giá rất cao vì độ chính xác khi áp dụng vào thực tiễn đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức từ xưa đến nay.

Đối với các nhân tố động viên nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ tạo ra sự thoả mãn và từ đó tạo động lực giúp người lao động làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn. Nhưng nếu vấn đề không được xử lý tốt thì tạo ra tình trạng không thoả mãn chứ chưa chắc đã bất mãn. Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thoả mãn.

- Nhân tố động viên là tác nhân của sự thoả mãn, động lực thúc đẩy trong công việc:

 Thành tựu, công trình đạt được trong quá trình làm việc;

 Sự thừa nhận của lãnh đạo và đồng nghiệp;

 Trách nhiệm;

 Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp;

33

- Nhân tố duy trì chưa phải tác nhân thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên. Nhưng nếu thiếu đi những nhân tố này thì sẽ đem đến sự bất mãn:

 Chế độ làm việc và chính sách của tổ chức;

 Môi trường hoặc điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn;

 Lương/thưởng và trợ cấp không rõ ràng hoặc chứa đựng nhiều yếu tố không công bằng;

 Sự giám sát trong công việc không thích hợp;

 Mối quan hệ với đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo không đạt được sự hài lòng.

Thuyết hai nhân tố của F. Herzberg có những ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản trị:

 Các phương pháp để có thể tạo động lực làm việc cho nhân viên cần các nhà quản trị áp dụng, hiểu theo một cách khác chính là thái độ và những ứng xử của tổ chức mới mục đích tạo ra sự hài lòng và thỏa mãn dẫn đến sự tự nguyện và mong muốn cống hiến trong quá trình làm việc của nhân viên.

 Những yếu tố để làm thỏa mãn cho nhân viên là khác với các nhân tố tạo ra sự bất mãn. Vì vậy, các nhà quản lý không thể mang lại sự thỏa mãn cho người lao động bằng những phương pháp đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.

- Động viên người lao động đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng đồng thời cả hai nhóm nhân tố duy trì và nhân tố động viên. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị là phải loại trừ sự bất mãn và tạo ra sự thỏa mãn, không thể chú trọng một nhóm nào cả (Nguyễn Hữu Lam, 1996).

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của người lao động tại khu công nghiệp chuyên sâu phú mỹ 3, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 33 - 35)