Xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ xuất phát từ yêu cầu của hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Luận án Thể chế quản lý viên chức khoa học công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 126 - 128)

từ yêu cầu của hội nhập quốc tế

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, khoa học, công nghệ không ngừng biến động, khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng đang ngày càng được rút ngắn. Sự cạnh tranh về khoa học, công nghệ nhằm phát triển kinh tế, thống lĩnh thị trường giữa các doanh nghiệp, các công ty và giữa các quốc gia ngày một khốc liệt hơn. Do đó, lĩnh vực khoa học, công nghệ đòi hỏi sự năng động, sẵn sàng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhanh chóng hội nhập. Các tổ chức doanh nghiệp luôn không ngừng nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, khả năng cạnh tranh lớn.

Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế. Góp phần thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nâng cao trình độ nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ quốc tế.

Hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đang đặt ra thách thức trong việc cạnh tranh nguồn nhân lực khoa học, công nghệ có chất lượng cao. Môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần của khu vực tư và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là mảnh đất rất hấp dẫn đối với nhiều viên chức khoa học, công nghệ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng ngoại ngữ tốt. Do đó hiện tượng “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ. Số lượng các bạn trẻ hiện nay không muốn theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, nhất là các ngành khoa học cơ bản đang là một thực tế đáng báo động.

Do vậy, xây dựng hệ thống thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; tiếp tục bổ sung các tiêu chí mới đối với viên chức khoa học, công nghệ phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu sắc hiện nay; đảm bảo quá trình giao lưu, trao đổi, cũng như học tập, ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học, công nghệ và kỹ thuật của thế giới là vô cùng cần thiết. Hệ thống thể chế phải hướng tới mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách giữa thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ của Việt Nam so với khu vực và quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý khoa học và phát triển công nghệ, thông qua việc thúc đẩy các cơ chế chính sách như: nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; liên kết với các đối tác có tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh của nước ngoài (đặc biệt với các nước khối Bắc Mỹ, Cộng đồng Châu Âu, Đông Bắc Á) triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên để hình thành các nhóm, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, đồng bộ có thể tổ chức và tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế; đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thoả thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế. Đây là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao khả năng nghiên cứu, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ; thu hút các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài (kể cả trí thức Việt Nam ở nước ngoài) tham gia vào các chương trình/dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các chương trình đào tạo tại Việt Nam; cử cán bộ khoa học và công nghệ tham gia các chương trình/dự án nghiên cứu khoa học quốc tế, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, các hiệp hội chuyên ngành quốc tế và khu vực. Thành lập các trung tâm xuất sắc trong lĩnh vực sinh học, thông tin, vật liệu và tự động hoá. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho một số tổ chức khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế. Ưu tiên đảm bảo các nguồn lực tài chính, đặc biệt là kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và kinh phí của các doanh nghiệp cho hoạt

động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Có cơ chế chi tiêu phù hợp cho các hoạt động khoa học và công nghệ được triển khai trong nước và ngoài nước. Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm quốc gia. Xúc tiến thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận án Thể chế quản lý viên chức khoa học công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w