chức khoa học, công nghệ Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ chịu nhiều ảnh hưởng từ các
yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình xây dựng và thực hiện. Tuy nhiên, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ là:
2.4.2.1. Ảnh hưởng của vấn đề nhận thức đối với việc xây dựng và ban hành thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
Thứ nhất, nhận thức đối với việc xây dựng thể chế quản lý vẫn còn chậm trễ, chưa thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ trong việc cải cách quản lý kinh tế, hành chính của đất nước, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ; chưa thực sự bắt kịp được yêu cầu của thực tiễn đang ngày càng có nhiều biến chuyển mạnh mẽ.
Điều này xuất phát từ việc chậm đổi mới tư duy đối với công tác quản lý khoa học và công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế thị trường; chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước về đầu tư và phát triển các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; chưa có cơ chế, chính sách phù hợp cho từng lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ cụ thể… nhằm phát triển thị trường khoa học, công nghệ năng động và đa dạng. Nhiều cấp ủy đảng và chính quyền nhận thức về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ chưa thật đầy đủ, chưa coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về khoa học và công nghệ còn thiếu chủ động, quyết liệt. Chưa có các giải pháp đồng bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ. Chưa tạo được môi trường minh bạch trong hoạt động khoa học và công nghệ; thiếu quy định về dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Chưa hình thành nhu cầu tự thân đủ mạnh của các doanh nghiệp trong việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ.
Trong suốt một thời gian dài chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về tính lao động đặc thù của cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học, chưa có chính sách hữu hiệu để quản lý và sử dụng có hiệu quả “chất xám khoa học” phục vụ vào việc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Việc chưa tận dụng được chất xám khoa học này là một lãng phí rất lớn cho đất nước, Các Mác đã từng chỉ rõ: Trong nền kinh tế hàng hoá, lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, chất
xám khoa học thuộc loại lao động phức tạp. Trong một thời gian làm việc nhất định, lao động phức tạp tạo ra một giá trị lớn hơn nhiều so với lao động giản đơn. Để đào tạo ra được một nhà khoa học có tài năng chi phí cao hơn rất nhiều so với việc đào tạo ra một lao động bình thường. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra đào tạo là quá lớn nhưng không có chính sách quản lý và sử dụng nên dẫn đến hao phí lao động xã hội cũng quá lớn, không phù hợp với quy luật giá trị - quy luật kinh tế khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tồn tại và hoạt động trong bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào.
Bên cạnh đó việc nhận thức chưa đúng, thiếu thống nhất ngay trong cách hiểu những khái niệm cốt lõi như “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” đã dẫn đến việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về từng đối tượng này còn nhiều lúng túng, chưa sát thực tế. Nội hàm của khái niệm “cán bộ, công chức, viên chức” trong pháp luật quá rộng nên không phân biệt được tính đặc thù của từng loại cán bộ, công chức, viên chức. Suốt một thời gian dài, sự điều chỉnh của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là như nhau, không có sự phân biệt, chúng ta đã từng có khái niệm “cán bộ công nhân viên chức nhà nước” sử dụng trong suốt thời kỳ bao cấp để chỉ tất cả những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội…
Thứ hai, đối với lực lượng viên chức khoa học, công nghệ: với đặc trưng lịch sử hình thành và phát triển của mình, bản thân lực lượng viên chức khoa học, công nghệ còn có nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới việc xây dựng thể chế quản lý. Một bộ phận viên chức khoa học, công nghệ còn khá thụ động trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, thiếu kĩ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, tin học… do đã quen với “tác phong làm việc” kém năng động, an phận. Suốt một thời gian dài, chúng ta chưa quan tâm đến công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ nên dẫn đến tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ đội ngũ viên chức, thiếu đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ có tài năng, có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ chuyên gia khoa học đầu ngành. Tình trạng không ít viên chức khoa học, công nghệ không dành nhiều đam mê cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học, bởi các chế độ, chính sách đãi ngộ không thỏa đáng là những tín hiệu đáng buồn cho nền khoa học, công nghệ nước nhà.
Vì vậy, việc xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, tư duy của bản thân lực lượng viên chức khoa học, công nghệ; giúp họ nhận thấy được vai trò, trách nhiệm cao cả của mình đối với xã hội, đất nước.
2.4.2.2. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội đến quá trình xây dựng và ban hành thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và ban hành thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ. Chất lượng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ phản chiếu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, mức độ đầu tư cho khoa học, công nghệ càng lớn và ngược lại, mức độ đầu tư cho khoa học, công nghệ càng lớn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư cho khoa học và công nghệ còn hạn chế (nhà nước chi 2% ngân sách, tương đương 0,5% GDP; đầu tư xã hội không đáng kể) nhưng sử dụng còn lãng phí, môi trường kinh tế - xã hội của nước ta chưa tạo ra được động lực cho sáng tạo khoa học và công nghệ, dẫn đến các hoạt động khoa học và công nghệ nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nặng tính bao cấp, chậm đổi mới, không phù hợp với đặc thù hoạt động khoa học, công nghệ, cản trở hoạt động khoa học và công nghệ.
Cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay vẫn còn ít nhiều sự bao cấp gián tiếp. Nhà nước thông qua các ưu đãi, độc quyền trong nhiều lĩnh vực đã gây tâm lý ỷ lại, thụ động cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhu cầu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ của nhiều doanh nghiệp chưa trở thành cấp thiết. Thói quen “hoàn thành chỉ tiêu” đã dẫn tới tình trạng các đơn vị sự nghiệp công lập ít quan tâm đến nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp chưa chú trọng vào đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
trung bình không quá 0,25% doanh thu là con số mà hàng năm doanh nghiệp có thể bỏ ra đầu tư cho nghiên cứu, phát triển. Trong khí đó ở các nước công nghiệp con số này là 5-6%, còn ở các nước phát triển là 10%; riêng đối với các ngành công nghệ cao, mức đầu tư này chiếm từ 10-20% doanh thu.
Thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý, chưa thực sự tạo được môi trường pháp lý và xã hội để thị trường khoa học và công nghệ phát triển. Nhận thức về phát triển thị trường khoa học và công nghệ là hệ quả của phát triển kinh tế, phát triển của khoa học và công nghệ và mối quan hệ cung cầu giữa khoa học, công nghệ và sản xuất; sự phát triển nhận thức của xã hội đối với lực lượng khoa học, công nghệ là một lực lượng sản xuất, đối với thành tựu khoa học và công nghệ là một sản phẩm hàng hóa chưa thực sự được quan tâm của các nhà quản lý. Như vậy, có thể thấy, thị trường khoa học và công nghệ theo đúng nghĩa đầy đủ (hoạt động trên cơ sở pháp lý và được quản lý bằng pháp luật; có hệ thống tổ chức quản lý và triển khai các hoạt động nghiệp vụ, có hệ thống cơ quan trung gian môi giới dịch vụ được ra đời và hoạt động theo pháp quy thống nhất; có điều lệ quản lý thị trường công nghệ và hệ thống pháp quy kèm theo nó) ở nước ta hiện nay chưa có. Tuy rằng, những điều kiện cơ bản cần thiết cho phát triển thị trường khoa học đã có như các chủ trương, đường lối và cơ chế, chính sách, nhưng mức độ đi vào cuộc sống thực tế còn rất hạn chế.
Năng lực khoa học và công nghệ vốn có nhiều bất cập, lại thêm việc thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, có tâm huyết làm cầu nối cho ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính, tiền tệ kém phát triển cũng không tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học, công nghệ tự huy động được nguồn vốn để đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng.
2.4.2.3. Ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với việc xây dựng và ban hành thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định nhưng thể chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể thấy rằng, việc xây dựng thể chế quản lý khoa học, công nghệ chưa thực sự tách bạch giữa quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động sự nghiệp dẫn đến chồng chéo trong quản lý, đầu tư. Trong khi cơ chế thanh tra, kiểm tra lại không phát huy hiệu quả, không quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và từng cá nhân đối với hoạt động khoa học, công nghệ nên chưa thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên về sức người, sức của.
Việc xác định và tổ chức thực hiện các nhiệm cụ khoa học, công nghệ chưa xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa thực sự phù hợp với đặc thù của ngành lao động sáng tạo; cơ chế chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp và các cá nhân hoạt động; thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai trò của đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học và công nghệ mạnh. Chế độ tiền lương còn bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn tâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chưa có các chính sách cụ thể khuyến khích mạnh lực lượng khoa học và công nghệ ngoài nước tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước; thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển, chưa thương mại hóa các sản phẩm công nghệ, chưa chú trọng việc mua sáng chế công nghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ; quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ thấp. Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu chưa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu.
2.4.2.4. Trình độ lập pháp, lập quy
Xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ gắn với việc xây dựng pháp luật về viên chức, đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia xây dựng pháp luật của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân, trách nhiệm chính là các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, chất lượng của thể chế, sự phù hợp giữa thể chế với yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế. Năng lực lập pháp, lập quy thể hiện ở việc nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản quản lý viên chức khoa học, công nghệ phù hợp. Đồng thời, thể chế hóa kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về cán bộ, về chiến lược phát triển khoa học, công nghệ.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển khoa học và công nghệ chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thực tiễn; lãnh đạo các cấp thiếu kiên trì, kiên quyết trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện đổi mới quản lý khoa học và công nghệ.
Thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ với việc quản lý đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ vẫn còn lạc hậu so với thực tiễn, nhiều quy định không khả thi, bỏ ngỏ. Thiếu phân công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.
2.4.2.5. Yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế
Trong thời đại ngày nay, hội nhập khu vực và hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu cho tồn tại và phát triển. Các quốc gia muốn phát triển không thể ở tình trạng “bế quan tỏa cảng” không mở cửa, không quan hệ ngoại giao quốc tế. Sự giao lưu hợp tác ngày càng mở rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, y tế… càng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự điều chỉnh các chính sách của mình để thích ứng. Do đó, sự phát triển của các mối quan hệ hợp tác ấy đã ảnh hưởng tới thể chế chính trị, hành chính mỗi nước, trong đó có thể chế quản lý khoa học, công nghệ. Sự tiếp nhận các yếu tố hiện đại một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước là một yêu cầu để phát triển đất nước.
Ở Việt Nam, trước đây có chịu ảnh hưởng của mô hình kế hoạch hóa tập trung nhưng hiện nay đã có nhiều thay đổi. Chúng ta đã tiếp nhận những yếu tố tiên