Từ năm 2003, các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng viên chức theo các quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc Tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; sau đó được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định số 121/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Việc tuyển dụng viên chức tuy đã đáp ứng yêu cầu về tính công khai nhưng tính khách quan và minh bạch lại chưa cao nên chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng đầu vào, chưa thực sự tuyển dụng được người có tài cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ. Việc sử dụng viên chức khoa học, công nghệ theo các quy định này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: quản lý viên chức theo “ngạch”, “bậc”, áp dụng hình thức thi nâng ngạch, bổ nhiệm ngạch chủ yếu dựa trên thâm niên công tác, thang, bảng lương và các chế độ đãi ngộ… giống như các công chức hành chính là hoàn toàn không phù hợp với tính chất và đặc thù công việc của viên chức khoa học, công nghệ. Các quy định này chưa phát huy được quyền tự quyết trong tuyển dụng, sử dụng của lãnh đạo đơn vị; vẫn còn những hạn chế trong việc thuyên chuyển công tác, điều động viên chức….
Năm 2010, Luật Viên chức được ban hành, đã đưa ra các quy định cụ thể hơn, khắc phục những hạn chế trước đó về tuyển dụng và sử dụng viên chức ở các mặt: tuyển dụng; hợp đồng làm việc; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng; biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm; đánh giá viên chức; chế độ thôi việc, hưu trí. Các quy định của Luật này lại được quy định rõ hơn trong Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ ngày 01/06/2012) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập trong việc thực hiện tuyển dụng và sử dụng viên chức.
quan quản lý các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập thực hiện mà chưa có sự phân cấp mạnh mẽ như quy định về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Hàng năm, các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập đăng ký nhu cầu tuyển dụng trên cơ sở cân đối chỉ tiêu biên chế được định biên hoặc đề xuất biên chế mới về cơ quan chủ quản (bộ, ngành...) để tổng hợp và tổ chức thi tuyển chung. Việc xét tuyển chỉ được áp dụng đối với viên chức có trình độ chuyên môn cao (có học hàm, học vị) hoặc viên chức vùng khó khăn (vùng miền núi, hải đảo), nhưng cũng do đơn vị chủ quản thành lập hội đồng xét tuyển. Điều này trên thực tế đã cho thấy việc áp dụng pháp luật quy định về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập tại các bộ, ngành chưa triệt để. Tuy nhiên, để tình trạng như vậy tồn tại cũng một phần do cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật hiện nay còn nhiều bất cập, vướng mắc, thiếu đồng bộ, cần được tháo gỡ ngay từ chính các cơ quan quản lý nhà nước (giữa các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ) để việc áp dụng và thực hiện quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm được thực chất hơn.
Việc tuyển dụng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập được thực hiện theo các quy định chung nhưng cũng có nơi áp dụng cả các quy định riêng trong quá trình tuyển dụng viên chức khoa học, công nghệ cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan nghiên cứu khoa học. Trong 280 người trả lời phỏng vấn thì 65,4% cho biết việc tuyển dụng tại đơn vị của họ được thực hiện theo các qui định về tuyển dụng viên chức của nhà nước ban hành, bên cạnh đó cũng có 1/5 số người trả lời việc tuyển dụng được thực hiện theo cả quy định chung kết hợp với các quy định riêng của cơ quan. Điều này cũng được 86,1% số người trả lời phỏng vấn trong nhóm cán bộ quản lý viên chức khoa học, công nghệ khẳng định việc tuyển dụng viên chức được thực hiện theo các qui định chung về tuyển dụng viên chức. Một số ít trong số những người trả lời phỏng vấn (13,2%) bày tỏ thái độ khó trả lời trong quá trình thực hiện việc tuyển dụng viên chức khoa học, công nghệ.
lời phỏng vấn (92,5% ở nhóm viên chức và 90% ở nhóm cán bộ quản lý) đã cho thấy xuất phát từ yêu cầu công việc của cơ quan. Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng có hiện tượng viên chức khoa học, công nghệ được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan là do những quan hệ quen biết, thân thiết hoặc không theo mục đích nào rõ rệt (4%).
Việc tuyển dụng viên chức khoa học, công nghệ là nhằm phục vụ cho nhu cầu công việc ở mỗi cơ quan và phần lớn viên chức khoa học, công nghệ được tuyển dụng đã đáp ứng được các yêu cầu công việc đặt ra. Có 93,6% viên chức trả lời phỏng vấn xác nhận điều này. Điều này cũng được nhóm cán bộ quản lý viên chức khoa học, công nghệ khẳng định với mức độ đánh giá là 85%. Tỷ lệ viên chức khoa học, công nghệ sau khi được tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc chỉ chiếm khoảng 6% ý kiến đánh giá. Lý do không đáp ứng được yêu cầu công việc chủ yếu là do trình độ, năng lực chuyên môn yếu, thiếu (chiếm 30,8%) hoặc không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo (23,1%). Ngoài ra còn một số lý do khác liên quan đến vấn đề đào tạo từ khi viên chức khoa học, công nghệ còn ngồi trên ghế nhà trường như đào tạo ở trường không đáp ứng được yêu cầu
(15,4%) hay do liên quan đến chính sách đãi ngộ đối với viên chức khoa học, công nghệ với lý do hậu đãi không thoả đáng nên viên chức không đáp ứng yêu cầu công việc (15,4%). Trong vấn đề này, nhìn nhận của nhóm cán bộ quản lý viên chức khoa học, công nghệ lại cho rằng nguyên nhân chính là do đào tạo ở trường không đáp ứng được yêu cầu công việc (39%) hoặc do trình độ, năng lực chuyên môn của viên chức khoa học, công nghệ còn nhiều yếu kém (27,8%).
Khi được hỏi về mức độ phù hợp của thể chế quản lý viên chức về tuyển dụng có 80% người trả lời phỏng vấn cho biết thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ về tuyển dụng hiện nay tương đối phù hợp, chỉ có 13,2% cho rằng chưa phù hợp. Sự phù hợp của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ về tuyển dụng được viên chức đánh giá là đã thể hiện sự phù hơp với yêu cầu phát triển đất nước (46,4%). Ngoài ra tính tương đối phù hợp của thể chế quản lý viên chức về tuyển dụng còn được đánh giá là đã chú trọng đến tuyển dụng người có trình độ,
năng lực (29%), phù hợp với điều kiện cơ quan (18,8%).
Với sự đánh giá là các quy định về tuyển dụng viên chức hiện nay tương đối phù hợp đã được đa số viên chức khoa học, công nghệ bày tỏ sự đồng tình và hài lòng. Số người trả lời phỏng vấn bày tỏ sự đồng tình và hài lòng chiếm tới 73,2%. Số người chưa đồng tình và hài lòng chỉ chiếm khoảng 5% số người trả lời. Lý do đưa ra cho việc viên chức rất đồng tình với các quy định hiện nay về tuyển dụng viên chức khoa học, công nghệ là viên chức được tuyển dụng đúng người, đúng việc; tuyển dụng người có tài năng; qui định về tuyển dụng minh bạch, công khai; qui định về tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, cụ thể. Số người bày tỏ sự đồng tình ở mức bình thường cho biết thêm về những lý do đánh giá thể chế quản lý viên chức hiện nay ở mức bình thường là do còn có những hạn chế trong tuyển dụng (68,6%), quy định tuyển dụng chặt chẽ (20%). Một số người bày tỏ ý kiến cho biết thể chế quản lý viên chức về tuyển dụng còn ít hoặc chưa được sự đồng tình của viên chức bởi
yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng còn thấp; chưa chú trọng tới tuyển dụng dựa trên năng lực; không đáp ứng yêu cầu của đơn vị hay quá chú trọng đến hình thức thi cử. Tuy nhiên, số người không đồng tình với thể chế về tuyển dụng viên chức chiếm tỷ lệ rất ít trong số những người trả lời phỏng vấn, chỉ có khoảng 5%.
Quá trình tuyển dụng viên chức trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập. Sự bất cập này được viên chức thể hiện quan điểm qua việc trả lời phiếu phỏng vấn với những lý do chủ yếu như chưa tuyển dụng đúng người đúng việc
(38,5%), tuyển dụng dựa trên mối quan hệ quen biết (25%) hay những lý do khác như không công bố tuyển dụng rộng rãi, công khai; hình thức tuyển dụng có nhiều bất cập; qui định thiếu chặt chẽ, rõ ràng hoặc chỉ tiêu tuyển dụng không phù hợp. Nhóm cán bộ quản lý viên chức khoa học, công nghệ cũng cho rằng có những bất cập trong tuyển dụng viên chức hiện nay, nguyên nhân là do chưa trọng dụng người có năng lực (63%) hoặc việc tuyển dụng chỉ là hình thức (13,8%) hay tuyển dụng dựa trên mối quan hệ quen biết (10,8%). Ngoài ra, những bất cập khác trong qui trình tuyển dụng viên chức cũng được các cán bộ quản lý chỉ ra như qui định thiếu chặt chẽ, rõ ràng (6,2%) hay không công bố
tuyển dụng công khai, chỉ tiêu tuyển dụng ít.
Sau khi được tuyển dụng viên chức khoa học, công nghệ được sử dụng trong cơ quan như thế nào là một vấn đề được luận án quan tâm. Có 85,7% số người phỏng vấn cho biết viên chức khoa học, công nghệ được sử dụng theo năng lực cá nhân bởi lãnh đạo đã coi trọng, đánh giá đúng năng lực của bản thân họ. Tuy nhiên cũng có 7,1% số viên chức khoa học, công nghệ được sử dụng theo ý muốn chủ quan của lãnh đạo đơn vị là do nhân viên lệ thuộc vào lãnh đạo (30%) hoặc do lãnh đạo yếu kém năng lực chuyên môn (9,1%). Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như lãnh đạo quá tin vào nhân viên; lãnh đạo là người độc đoán; lãnh đạo chưa nắm bắt được yêu cầu công việc; hoặc cơ chế nhà nước còn lỏng lẻo.
Việc sử dụng viên chức khoa học, công nghệ về cơ bản đã phát huy được năng lực của họ, có 85,7% viên chức khoa học, công nghệ xác nhận điều này. Mức độ phát huy năng lực ở mức trung bình là 56,8%, mức độ tốt là 26,4%. Có khoảng 5% cho rằng việc phát huy năng lực của viên chức khoa học, công nghệ còn ở mức thấp, lý do chủ yếu là nhân viên chưa tập trung vào công việc (45,5%), cơ chế quản lý cứng nhắc, không đồng bộ (27,3%) hoặc nhân viên ít việc làm, chế độ đãi ngộ không phù hợp (18,2%), thậm chí là do năng lực quản lý của lãnh đạo yếu kém
(9,1%) dẫn đến việc chưa phát huy được năng lực của viên chức khoa học, công nghệ trong công việc ở cơ quan đơn vị.
Mặc dù có 94% viên chức khoa học, công nghệ hài lòng với việc phân công công việc ở cơ quan, và chỉ có 5% không hài lòng nhưng những lý do người trả lời phỏng vấn đưa ra là điều đáng suy nghĩ. Lý do chính mà viên chức khoa học, công nghệ không hài lòng với việc sử dụng viên chức của lãnh đạo, theo quan điểm của viên chức là lãnh đạo sử dụng người không phù hợp với năng lực, sở trường, lãnh đạo sử dụng người theo cảm tính.
Đánh giá thực tiễn quản lý viên chức trong bối cảnh hiện nay, từ khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy có hai loại hình quản lý viên chức là quản lý theo giờ hành chính và quản lý theo công việc. Vấn đề này được 60% người trả lời cho biết cơ quan họ quản lý viên chức theo công việc và 40% người trả lời được quản lý
theo giờ hành chính. Vấn đề đặt ra là việc quản lý viên chức như vậy đã phù hợp chưa? Câu trả lời cho thấy có 51% cho rằng cách quản lý như vậy là rất phù hợp,
45% nhận thấy cách quản lý như trên chỉ phù hợp một phần, 4% thấy chưa phù hợp. Lý do viên chức cho rằng cách quản lý như vậy là phù hợp bởi nó phù hợp với đặc thù công việc (36,8%); đảm bảo được chất lượng, hiệu quả của công việc (28,1%); phát huy được tinh thần làm việc; tiết kiệm được thời gian và tận dụng được năng lực của viên chức. Những người nhận thấy cách quản lý ở cơ quan họ chỉ phù hợp 1 một phần bởi họ nhận thấy kết quả công việc không cao (43%); lãng phí thời gian (18%); quản lý chưa tốt; chưa kích thích phát huy tính tích cực…. hoặc cách quản lý như vậy là tuỳ thuộc vào đặc thù công việc ở mỗi cơ quan đơn vị hay phụ thuôc vào mỗi viên chức. Mặc dù chỉ có 4% viên chức cho rằng cách quản lý viên chức khoa học, công nghệ hiện nay chưa phù hợp nhưng cũng cần lưu ý đến lý do họ đưa ra là do quản lý không theo đặc thù công việc; và kết quả công việc không tỉ lệ thuận với thời gian làm việc. Cả hai lý do này đều đáng được lưu tâm xem xét khi cân nhắc lựa chọn phương cách quản lý viên chức khoa học, công nghệ để tránh lãng phí nguồn nhân lực. Vậy nên quản lý viên chức theo hình thức nào là tốt nhất? đó là câu hỏi được chúng tôi đưa ra, có 74,1% cho rằng nên quản lý viên chức theo công việc, 13,2% cho rằng nên quản lý theo cách vừa kết hợp công việc và hành chính.
Việc đào tạo viên chức khoa học, công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc luôn được mỗi cơ quan đơn vị chú trọng. Thể chế quản lý viên chức hiện hành cũng đã có những qui định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, việc đào tạo đáp ứng đến đâu yêu cầu của công việc ở mỗi đơn vị là vấn đề cần được nghiên cứu. Do vậy, một trong những mục tiêu mà luận án hướng tới là xem xét việc đào tạo viên chức hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của công việc và của đất nước không? Từ kết quả điều tra xã hội học cho thấy có 70% cho rằng đã đáp ứng ở mức bình thường; 21,6% đánh giá đáp ứng tốt; chỉ có 8,4% cho rằng đào tạo viên chức chưa đáp ứng được những yêu cầu của công việc và của đất nước. Những người đánh giá việc đào tạo viên chức đáp ứng tốt yêu cầu công việc vì họ nhận thấy viên chức được nâng cao trình độ học vấn (66,7%); viên chức được đào tạo bằng nhiều hình
thức, nội dung… (16,7%); chất lượng đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu; đào tạo đã hướng tới chuyên sâu về chuyên môn. Ở mức độ đáp ứng bình thường đối với công việc, những lý do chủ yếu là chỉ chú ý hình thức, không chú ý tới chất lượng (53%); kinh phí dành cho đào tạo thấp (26,5%) hoặc thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Số người cho rằng việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công việc bởi nội dung đào tạo chưa phù hợp (46,2%); chất lượng đào tạo thấp (30,8%); thiếu giáo viên giỏi, thiếu chuyên gia (15,4%); kinh phí đầu tư cho đào tạo thấp.
Nhằm đánh giá nhu cầu đào tạo đối với viên chức khoa học, công nghệ hiện nay, kết quả điều tra cho thấy nhu cầu đào tạo của viên chức rất phong phú, đa dạng về cả hình thức và nội dụng. Có 80,7% viên chức có nhu cầu đào tạo sau đại học ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ; 34% mong muốn được đào tạo về các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu; 11,4% có nhu cầu đào tạo chủ yếu về kiến thức chính trị, quản lý nhà nước; 32,5% có nguyện vọng đào tạo tại chỗ theo công việc thực tế của mỗi cá nhân; 19% cần được đào tạo bổ sung thường xuyên kiến thức về lý luận chuyên ngành phục vụ cho công việc; khoảng 18% cần đào tạo về ngoại ngữ