từ yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, lao động của lĩnh vực khoa học, công nghệ được coi là hàng hóa đặc biệt. Hoạt động khoa học, công nghệ ngày càng được xã hội hóa cao. Vì vậy, muốn phát triển khoa học, công nghệ thì không thể không có chính sách thúc đẩy, nâng cao vai trò của đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhằm tăng cường cơ chế tự chủ, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tăng cường “xã hội hóa” trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ chính là nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện nay. Thời gian qua, bên cạnh những chính sách khoa học và công nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội được ban hành, thì nhìn chung chủ trương và chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ vẫn còn chưa phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo môi trường và động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đem hết tài năng cống hiến cho đất nước; chưa có
nhận thức, quan điểm đúng đắn về quản lý nhân lực khoa học và công nghệ, vẫn còn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây; chưa coi lao động khoa học và công nghệ là một loại hình lao động đặc thù và chưa có quan niệm đúng về giá trị lâu dài và to lớn do lao động này mang lại.
Việc xây dựng một hệ thống thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ đồng bộ là yêu cầu bức thiết, thúc đẩy, nâng cao vai trò của đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ, đáp ứng được những yêu cầu sau: là đội ngũ trí thức không chỉ biết sáng tạo khoa học mà cũng phải biết làm “kinh tế”; luôn luôn tích cực mở rộng giao lưu, hợp tác, trao đổi về chuyên môn với các đồng nghiệp trong nước, nước ngoài, với các doanh nhân, doanh nghiệp; có sự năng động, nhạy bén, linh hoạt trong hoạt động chuyên môn và tầm bao quát thị trường để rút ngắn thời gian nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho sản xuất; có ý thức thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và các kiến thức về kinh tế, thị trường; có sự am hiểu luật pháp để thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách của mình, đồng thời bảo vệ mình trong quá trình lao động, sáng tạo.
Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ với các nội dung cụ thể về quản lý nhân lực nhằm phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của viên chức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã đề ra mục tiêu: "Hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy. Phát triển các tổ chức, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Số cán bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu và phát triển đạt mức 11 triệu người trên 1 vạn dân; tăng nhanh số lượng các công trình được công bố quốc tế và số lượng các sáng chế được bảo hộ trong nước và nước ngoài" [5].
Để đạt được mục tiêu như vậy, giải pháp đầu tiên và then chốt là cần xây dựng được các chính sách cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; tạo môi trường thuận
lợi, điều kiện vật chất để đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý khoa học, công nghệ ở các ngành, các cấp.