Mơi trường chính trị, luật pháp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hoạt động truyền thông của công ty tnhh sao mai thế kỷ 21 (Trang 60 - 61)

Hệ thống chính trị - luật pháp của mỗi nước đều cĩ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị. Riêng về mảng du lịch, nền chính trị là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định đi du lịch của du khách. Nền chính trị ổn định, trật tự, luật pháp minh bạch sẽ tạo niềm tin và sự an tâm cho du khách.

a. Mơi trường chính trị:

Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng cĩ tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Du lịch chỉ cĩ thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hịa bình và hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia. Ngược lại, chiến tranh, bạo động, mất an ninh sẽ làm tiêu tan những thành quả của ngành du lịch và liên quan đế những lĩnh vực khác.

Được đánh giá là quốc gia cĩ nền kinh tế chính trị ổn định nhất trong khu vực Đơng Nam Á do đĩ du khách cĩ cảm giác an toàn khi quyết định chọn Việt Nam là điểm đến du lịch.

b. Mơi trường luật pháp:

Hệ thống pháp luật chưa hồn chỉnh nhưng những năm gần đây Chính phủ đã khơng ngừng cải thiện cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất

nước, giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo trật tự trị an của xã hội. Nhờ đĩ mà ngành du lịch của Việt Nam nĩi chung và của tỉnh Khánh Hịa nĩi riêng ngày càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngồi nước.

Cụ thể, thơng qua Tổng cụ du lịch Việt Nam, Nhà nước đã ban hành những văn bản, quy chế, quy định, thơng tư, chỉ thị hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch cho phép tất cả các thành phần kinh tế tham dự nhằm đảm bảo sự cạnh tranh cơng bằng và bình đẳng, giúp loại hình kinh doanh ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đĩ đĩng gĩp một phần khơng nhỏ vào trong Ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, từ năm 1999, Pháp lệnh du lịch số 11/1999PL – UBTVQH 10 đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội X thơng qua do Chủ tịch Quốc hội Nơng Đức Mạnh ký ngày 8/2/1999: Pháp lệnh về du lịch (gồm 9 chương, 56 điều); và mới việc Nhà nước ban hành Luật du lịch thay cho Pháp lệnh du lịch sẽ gĩp phần tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đĩ, việc liên kết giữa các quốc gia thơng qua quy định dùng một VISA để đi tham quan ở bốn quốc gia khác nhau đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch và giao lưu văn hĩa giữa các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho ngành du lịch Việt Nam, địi hỏi phải cĩ sự hợp tác giữa Chính quyền và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên lao động trong ngành; cải tiến, phát triển các sản phẩm du lịch mới thỏa mãn nhu cầu của du khách và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hoạt động truyền thông của công ty tnhh sao mai thế kỷ 21 (Trang 60 - 61)