Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 29)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm phát triển tín dụng xuất khẩu tại NHTM

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2003): Phát triển, phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trên thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biết mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại theo kiểu nhảy vọt. Chiều hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc.

Theo Từ điển Tiếng Việt (2003), Phát triển được hiểu là một sự biến đổi, hoặc làm cho sự biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Từ khái niệm này cho thấy muốn đề cập đến phát triển một đối

tượng nào đó là thể hiện sự gia tăng cả về mặt chất lượng và số lượng đối tượng ấy theo một hướng tích cực.

Còn theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2006) thì “Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định”.

Như vậy, từ khái niệm phát triển chung và các khái niệm liên quan đã đề cập, tác giả đưa ra quan điểm về phát triển tín dụng xuất khẩu như sau: Phát triển tín

dụng xuất khẩu tại NHTM là sự gia tăng cả quy mô, tốc độ và chất lượng tín dụng xuất khẩu của NHTM, thông qua đó đáp ứng các nhu cầu của các tổ chức kinh tế với mục đích chung là hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nước ngoài đồng thời gia tăng lợi nhuận cho NHTM.

Khi đề cập đến phát triển tín dụng nói chung và tín dụng xuất khẩu nói riêng là nói đến sự gia tăng cả quy mô, tốc độ và chất lượng tín dụng của NHTM. Sự phát triển của tín dụng ngân hàng nhằm gia tăng mức cung ứng vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức kinh tế, nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có sự chuyển biến tốt về lượng và chất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dựa trên lập luận này, phát triển tín dụng xuất khẩu của NHTM được thể hiện trên hai tiêu chí là: Phát triển tín dụng xuất khẩu về chiều rộng (phát triển về lượng) và phát triển tín dụng xuất khẩu về chiều sâu (phát triển về chất).

1.2.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng xuất khẩu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá, xuất khẩu trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ cũng như mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Sự ra đời và phát triển của tín dụng xuất khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan gắn liền với các quan hệ mua bán thương mại giữa các nước khác nhau ngày càng gia tăng nhanh chóng theo xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế. Do đó nhu cầu tài trợ cho các hoạt động xuất

khẩu của doanh nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng cả về quy mô, cả về chất lượng và cả về tính đa dạng của các nghiệp vụ. Cũng xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi các NHTM cần quan tâm tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển tín dụng xuất khẩu, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng xuất khẩu.

Sự cần thiết của phát triển tín dụng xuất khẩu thể hiện thông qua một số nội dung sau:  Đáp ứng nhu cầu vốn ngày một gia tăng cho hoạt động xuất khẩu

Cơ cấu xuất khẩu của các nước thường thay đổi qua các giai đoạn khác nhau. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, việc tập trung khai thác toàn diện mặt hàng lợi thế, tăng xuất khẩu những mặt hàng mới và công nghệ cao là cách tốt nhất để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và được coi là một nhân tố cơ bản trong chiến lược phát triển của các nước này. Để có thể mở rộng xuất khẩu những mặt hàng này, các doanh nghiệp tại các quốc gia này cần phải có một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu tài trợ xuất khẩu.

Với mục tiêu đạt được kim ngạch xuất khẩu cao, chính sách hỗ trợ xuất khẩu cần phải đảm bảo rằng một khối lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng và giá trị của khoản tín dụng ở mức lớn, thời gian phù hợp với chu kỳ kinh doanh. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các nước đang phát triển, khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu là yếu tố thường gây cản trở cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu hơn là các yếu tố về lãi suất. Do đó việc phát triển tín dụng xuất khẩu thực sự cần thiết cho các doanh nghiệp hiện hành.

Chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại quốc tế, tính chất phức tạp và tính bất ổn trong thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề mà các nhà xuất khẩu đặc biệt quan tâm. Trong thương mại quốc tế, các nhà xuất khẩu thường gặp nhiều rủi ro và các rủi ro nếu có cũng nghiêm trọng hơn trong kinh doanh nội địa. Các rủi ro có thể phát sinh ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xuất khẩu do các

nguyên nhân rất khác nhau, chẳng hạn như các rủi ro về chính trị, sự mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật, những khác biệt trong tập quán thương mại, những quy định về quản lý ngoại hối, rủi ro thanh toán... Nói chung là bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng sẽ gây thiệt hại về tài chính cho nhà xuất khẩu. Với việc thiết lập và phát triển hệ thống tài trợ xuất khẩu, các nhà xuất khẩu cũng như các ngân hàng cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu chuyển giao một phần rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro thông qua các hình thức cấp tín dụng, các cam kết thanh toán, phương tiện thanh toán với đại diện là các ngân hàng phục vụ cho hai bên.

Gia tăng quy mô tín dụng, thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu đối với ngân hàng

Hoạt động tín dụng xuất khẩu không chỉ đơn thuần là tài trợ một khoản vốn cho nhà xuất khẩu để thực hiện các lô hàng xuất khẩu, bên cạnh việc cấp vốn, ngân hàng còn quản lý được nguồn ngoại tệ của khách hàng, đồng thời thông qua hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng luôn triển khai các sản phẩm dịch vụ khác, quan hệ toàn diện với khách hàng được cấp tín dụng. Từ đó, ngoài gia tăng quy mô tín dụng, gia tăng lợi nhuận từ cấp tín dụng xuất khẩu, các ngân hàng còn tăng lợi nhuận từ phí và các sản phẩm đi kèm.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng xuất khẩu của NHTM

Dựa trên nội dung khái quát về phát triển tín dụng xuất khẩu, đồng thời tham khảo thêm các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng nói chung của NHTM (Hồ Diệu, 2003; Phan Thị Cúc, 2008), bài viết đưa ra hai nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ bản dựa trên khái niệm sự phát triển của hoạt động tín dụng xuất khẩu, đó là nhóm chỉ tiêu về quy mô và nhóm chỉ tiêu về chất lượng.

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô

Dư nợ tín dụng xuất khẩu

Dư nợ tín dụng xuất khẩu là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị tín dụng mà NHTM cấp cho khách hàng doanh nghiệp để phục vụ hoạt động xuất khẩu.

– Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng xuất khẩu

Mức tăng trưởng dư nợ TDXK = Tổng mức dư nợ TDXK năm t - Tổng mức dư nợ TDXK năm (t – 1)

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô dư nợ TDXK của ngân hàng. Chỉ tiêu này thể hiện chính xác giá trị tăng trưởng dư nợ TDXK qua các năm, phản ánh giá trị tăng trưởng của tổng mức dư nợ TDXK năm t so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên đồng nghĩa với giá trị TDXK của ngân hàng tăng lên, hoạt động TDXK đang được phát triển và ngược lại.

– Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xuất khẩu

Trong đó:

�� (%)

= ��( −� �)

( − ) ���

Ki : Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xuất khẩu (%) Yt : Tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu tại năm t

Y(t-1) : Tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu tại năm (t-1)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ biến động (tăng trưởng/sụt giảm) của dư nợ tín dụng xuất khẩu. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì mức biến động càng lớn. Hầu hết, chỉ tiêu này được kỳ vọng mang giá trị dương trong giai đoạn đòi hỏi sự phát triển.

– Tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất khẩu

Trong đó:

(%)

= ��� ���

X (%): Tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất khẩu trong tổng mức dư nợ cấp tín dụng A: Tổng dư nợ cấp tín dụng xuất khẩu trong kỳ

M: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng trong kỳ

Tỷ trọng này cho thấy tại NHTM việc cấp tín dụng xuất khẩu có đang là hoạt động được ngân hàng quan tâm chú trọng hay không. Nếu NHTM đã chú trọng phát triển tín dụng xuất khẩu thì chỉ tiêu này mang giá trị lớn và ngược lại; nếu thực tế phát sinh chưa đúng cần có sự điều chỉnh giá trị chỉ tiêu này cho phù hợp với định hướng từng thời kỳ.

– Cơ cấu dư nợ tín dụng xuất khẩu Trong đó: �� (%) = �� ���

Ti (%): Tỷ trọng dư nợ của loại tín dụng i Xi: Dư nợ của loại tín dụng i

X: Tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu trong kỳ

Cơ cấu dư nợ TDXK bao gồm cơ cấu dư nợ TDXK theo thời hạn cho vay, đối tượng cho vay, mục đích sử dụng vốn và theo hình thức tài trợ.

Nếu xét theo cơ cấu dư nợ TDXK theo thời hạn cho vay, chỉ tiêu này sẽ phản ánh cơ cấu dư nợ TDXK chủ yếu tập trung vào kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, từ đó cho thấy cơ cấu theo thời hạn có phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng và nhu cầu của khách hàng hay chưa.

Nếu xét theo cơ cấu dư nợ TDXK theo đối tượng cho vay, chỉ tiêu này sẽ phản ánh cơ cấu dư nợ TDXK chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, từ đó cho thấy cơ cấu vốn tài trợ TDXK đang tập trung vào đa dạng đối tượng khách hàng hay chưa.

Nếu xét theo mục đích sử dụng vốn, chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu dư nợ TDXK theo từng mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này cho thấy được phần lớn mục đích sử dụng vốn của khách hàng là gì, ngân hàng cần làm gì để cân đối và phát triển theo mục đích phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Nếu xét theo hình thức tài trợ vốn, chỉ tiêu này cho thấy tại ngân hàng hoạt động cấp tín dụng nào đang là chủ yếu. Hầu hết, tại chỉ tiêu này thì giá trị cơ cấu của dư nợ cho vay xuất khẩu thường mang giá trị lớn do đặc thù đơn giản của nghiệp vụ cũng như tính phổ biến chung.

Quy mô khách hàng tín dụng xuất khẩu

Chỉ tiêu này chính là tổng số các doanh nghiệp XK đã lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dịch vụ, quan hệ tín dụng tại NHTM trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu số lượng KH tăng sẽ góp phần mở rộng quy mô của hoạt động tín dụng xuất khẩu.

– Mức tăng trưởng số lượng khách hàng TDXK

Tăng trưởng SLKH = SLKH năm t - SLKH năm (t – 1)

Chỉ tiêu này cho thấy việc mở rộng quy mô khách hàng tín dụng xuất khẩu tại NHTM. Chỉ tiêu này có giá trị dương cho thấy số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng xuất khấu tại ngân hàng nhiều hơn và ngược lại.

– Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng TDXK

Trong đó:

�� (%)

= ��( −� �)

() ����

Pi : Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng TDXK (%) Ct : Số lượng khách hàng có quan hệ TDXK tại kỳ nghiên cứu

C(t-1): Số lượng khách hàng có quan hệ TDXK tại kỳ trước kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu này cho phép NHTM đánh giá sự tăng trưởng quy mô khách hàng theo giá trị tương đối. Nhìn chung, nhóm chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu mà các NHTM rất quan tâm, nó thể hiện được sự phát triển của hoạt động tài trợ xuất khẩu.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng xuất khẩu

Thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá về chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng xuất khẩu nói riêng.

Trong đó:

(%)

= ��� ���

X (%): Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động TDXK A: Thu nhập từ hoạt động tín dụng XK

M: Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng tại NHTM

Để đánh giá phát triển tín dụng XK về chất lượng không thể không đề cập đến tỷ trọng thu nhập thu được từ hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu trong tổng thể thu nhập của NHTM trong một thời kỳ. Trên thực tế, nếu nói phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu mà không tính đến việc gia tăng thu nhập thì không thể coi là

hoạt động tín dụng xuất khẩu đã phát triển, hai việc này phải thực hiện song song và đồng bộ với nhau.

Bên cạnh thu nhập trực tiếp đến từ hoạt động cấp tín dụng, các thu nhập gián tiếp sau khi thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu cũng được các NHTM quan tâm, phần thu nhập này sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận cho NHTM, có thể kể đến một số thu nhập gián tiếp như thu từ phí, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ…

Vòng quay vốn tín dụng: �ò�� ���� �ố� �í� �ụ�� = ����� ��� ������ ư �ì�� ��â�

Trong đó: Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ)/2

Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NHTM trong kỳ, cho thấy một đồng vốn đầu vào sẽ được sử dụng để tài trợ bao nhiêu lần trong một năm. Với cùng một kỳ hạn tín dụng, nếu chỉ tiêu này càng lớn càng cho thấy vốn của NHTM có tính luân chuyển tốt, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh thường xuyên của khách hàng.

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.

Nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho NHTM theo như cam kết ban đầu của hai bên. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn, nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định, thường được thống kê thường xuyên tại thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm để ban lãnh đạo NHTM đánh giá được chất lượng dư nợ tín dụng và có biện pháp ứng xử phù hợp khi phát sinh. ỷ ��á �ạ�, ợ �ấ� (%) = ư ợ � � ��á �ạ�, ợ �ấ� �ổ�� ư ���

Tại Việt Nam, theo quy định của NHNN, nợ quá hạn và nợ xấu được xác định như sau:  Nợ quá hạn là nợ thuộc nhóm 2

Trong đó, các nhóm nợ được nhận biết đơn giản như sau:

Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):

 Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w