Phát triển hoạt động đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, công tác

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 76 - 78)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.4.2. Phát triển hoạt động đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, công tác

chức nhân sự

Với đặc thù liên quan đến nhiều kiến thức thanh toán quốc tế, thương mại quốc tế nên việc nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân sự, đặc biệt là nhân sự cho hoạt động tín dụng càng phải được chú trọng và đẩy mạnh đào tạo hơn nữa. Trong đó:

- Đối với cán bộ nhân viên mới cần đào tạo ngay từ ban đầu về kỹ năng giao tiếp, văn hóa tại VietinBank, quy trình nghiệp vụ, tác phong giao dịch. Tập trung đào tạo theo hướng giải thích rõ vấn đề, phải hiểu rõ công việc mình làm, không mang tính hình thức qua loa hoặc chỉ mang tính tác nghiệp không

mang tính áp dụng cho thực tiễn. Tạo điều kiện cho nhân viên trẻ làm việc chung với nhân viên có kinh nghiệm để tăng tính học hỏi, khắc phục được những nhược điểm của nhân viên trẻ tuy năng động nhưng thiếu kinh nghiệm làm việc.

- Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, xử lý tình huống trong quy mô Chi nhánh đi kèm với các lớp đào tạo nghiệp vụ của NHCT. Bên cạnh đó làm tốt công tác đào tạo lại với các cán bộ nhân viên đã được cử đi đào tạo, tập huấn để toàn bộ nhân viên có thể làm tốt công tác bán hàng, gia tăng hiệu quả công việc. Các buổi đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cũng cần đi chung với đào tạo về nhân phẩm đạo đức, ý thức kỷ luật trong mỗi nhân viên.

- Thường xuyên tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ về sản phẩm, gói sản phẩm của Ngân hàng, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng… đi kèm các giải thưởng khuyến khích để nhân viên có điều kiện ôn luyện, nắm vững kiền thức phục vụ công tác tại cơ quan.

- Thành lập tổ chuyên biệt chuyên phụ trách nhóm khách hàng có hoạt động xuất khẩu nhằm nắm bắt kịp thời và giải quyết nhanh chóng nhu cầu phát sinh. Trong đó, các nhân viên trong tổ chuyên biệt cần được chú trọng hơn việc đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên sâu hơn về kiến thức thành toán quốc tế, kỹ năng đọc, tư vấn các điều kiện trong hợp đồng ngoại thương phù hợp với cách thức hoạt động của công ty, quy định của Ngân hàng và các điều kiện thông lệ quốc tế.

- Xây dựng hệ thống cẩm nang hướng dẫn, chính sách tín dụng riêng, cách lưu trữ hồ sơ đối với nghiệp vụ tín dụng nói chung và tín dụng xuất khẩu nói riêng để hỗ trợ công việc hiệu quả, nhanh chóng hơn.

- Kịp thời phổ biến định hướng phát triển của Chi nhánh theo từng thời kỳ đến với toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt là định hướng phát triển tín dụng xuất khẩu để cùng tập trung nguồn lực hoàn thành mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w