9. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Các sản phẩm tín dụng tại VietinBank Đồng Nai
Với lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển, VietinBank là một trong các ngân hàng có quy mô dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng nội địa và mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. VietinBank cũng không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa và liên tục cải tiến các sản phẩm dịch vụ, kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu và đặc thù kinh doanh của Khách hàng. Các sản phẩm tín dụng tại VietinBank nói chung và tại Chi nhánh Đồng Nai đang thực hiện bao gồm:
– Sản phẩm tín dụng:
Cho vay ngắn hạn thông thường. Cho vay trung dài hạn thông thường. Cho vay đầu tư tài sản cố định. Cho vay theo hạn mức thấu chi. Chiết khấu giấy tờ có giá. – Sản phẩm tài trợ thương mại:
Bao thanh toán.
Dịch vụ thư tín dụng (LC), Upas LC. Nhờ thu.
Chiết khấu có truy đòi và miễn truy đòi Tài trợ nhập khẩu bằng lô hàng nhập. Tài trợ LC, Upas LC nội địa.
– Sản phẩm bảo lãnh:
Bảo lãnh thông thường. Bảo lãnh đối ứng Bảo lãnh thanh toán – Và các sản phẩm khác
Trong luận vặn này, tác giả đang đề cập cụ thể đến hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai. Theo đó, hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh hiện đang chỉ phát sinh các nghiệp vụ chính như sau:
– Cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động SXKD – Chiết khấu bộ chứng từ
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đồng Nai.
Kết quả kinh doanh chung
Với lịch sử hình thành và phát triển lâu năm, uy tín lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khu vực lân cận, tạo tiền đề vững chắc để VietinBank Đồng Nai luôn duy trì kết quả tăng trưởng kinh doanh hàng năm, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng trong khu vực, tạo công ăn việc làm và duy trì chất lượng cuộc sống cho cán bộ nhân viên tại Chi nhánh.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VietinBank Đồng Nai
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng thu nhập 303 361 454 536 556 - Thu nhập từ lãi 279 336 394 449 435
- Thu nhập ngoài lãi 15 22 32 55 77
- Thu nhập khác 9 3 28 32 44
Tổng chi phí hoạt động 89 90 115 180 144
Lợi nhuận từ HĐKD 214 271 339 356 412
TỔNG TÀI SẢN 13,013 15,555 16,557 18,106 17,381
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm VietinBank Đồng Nai)
Qua kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2019 cho thấy tổng thu nhập có sự tăng trưởng hàng năm, đến năm 2019, tổng thu nhập đạt 556 tỷ đồng, trong vòng 5 năm, tổng thu nhập đã tăng gấp 1.8 lần so với thời điểm 2015. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2015 – 2019 đạt trên 15%/năm.
Về quy mô Tổng tài sản có sự tăng trưởng liên tục giai đoạn từ năm 2015 đến 2018, và giảm nhẹ trong năm 2019. Xét chung trong giai đoạn tăng trưởng 2015
– 2019, quy mô Tổng tài sản tại chi nhánh có sự tăng trưởng tốt, đạt mức 17,381 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2019.
Về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.2: Báo cáo tình hình vốn huy động và dư nợ tín dụng
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn huy động 10,202 100% 13,740 100% 15,336 100% 17,079 100% 12,744 100% - Theo kỳ hạn + Ngắn hạn 7,243 71% 10,305 75% 11,195 73% 13,492 79% 9,940 78% + Trung dài hạn 2,959 29% 3,435 25% 4,141 27% 3,587 21% 2,804 22%
- Theo đối tượng + Doanh nghiệp 4,139 41% 4,950 36% 5,307 35% 4,417 26% 4,763 37% + Cá nhân 5,013 49% 6,626 48% 6,916 45% 7,278 43% 7,922 62% + Khác (KBNN, BHXH) 1,050 10% 2,164 16% 3,113 20% 5,384 32% 59 0% Tổng dư nợ 10,471 100% 12,839 100% 14,371 100% 17,378 100% 17,974 100% - Theo kỳ hạn + Ngắn hạn 7,277 69% 8,987 70% 10,203 71% 13,350 77% 13,121 73% + Trung dài hạn 3,194 31% 3,852 30% 4,168 29% 4,028 23% 4,853 27%
- Theo đối tượng KH + Doanh
nghiệp 9,608 92% 11,522 90% 12,769 89% 15,386 89% 14,274 79%
+ Bán lẻ 863 8% 1,317 10% 1,602 11% 1,992 11% 3,700 21%
Nguồn vốn huy động của các ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động cũng quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín trên thị trường là điều trọng yếu. Với uy tín sẵn có trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, VietinBank Đồng Nai luôn tận dụng lợi thế sẵn có để thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức trên địa bàn, đây cũng chính là chỉ tiêu mà Chi nhánh tăng cường công tác phát triển hàng năm nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn.
Qua kết quả báo cáo cho thấy trong giai đoạn 2015 – 2019, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút đa dạng nguồn vốn huy động trên địa bàn. Trong đó đặc biệt tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018, bình quân 19%/năm, đến cuối năm 2019, nguồn vốn có sự sụt giảm mạnh chủ yếu do mất nguồn từ KBNN khi sử dụng nguồn chi cho mục đích công, tổng nguồn vốn đến năm 2019 đạt 12,744 tỷ đồng, mức tăng trưởng trung bình trong 05 năm đạt 8%/năm.
Về kỳ hạn của nguồn vốn huy động được duy trì ổn định tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trên 70% tổng nguồn vốn huy động trong suốt giai đoạn 2015 – 2019. Đặc thù này phù hợp với dân cư tại khu vực Đồng Nai – khu vực đang được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hàng năm, qua đó gia tăng đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp vào thị trường, đòi hỏi nguồn tiền gửi phải có kỳ hạn ngắn, luân chuyển thường xuyên.
Bên cạnh đó, với việc ngày càng đa dạng hóa sản phẩm huy động nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư như: tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm online, đi kèm các khuyến mãi, phần thưởng hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh… đã giúp Chi nhánh chuyển dịch tỷ trọng nguồn huy động ít phụ thuộc vào khách hàng doanh nghiệp và các đơn vị hành chánh công. Qua đó, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng từ 49% năm 2015 lên 62% trong năm 2019, đây là nguồn vốn có tính luân chuyển thường xuyên, số lượng khách hàng lớn, giúp Chi nhánh giảm mức độ phụ thuộc vào một số khách hàng có số dư lớn, tăng tính linh hoạt trong kinh doanh.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng hàng năm Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tăng/giảm 2016/2015 Tăng/giảm 2017/2016 Tăng/giảm 2018/2017 Tăng/giảm 2019/2018
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 58 19.1% 93 25.8% 82 18.1% 20 3.7% Tổng chi phí hoạt động 1 1.1% 25 27.8% 65 56.5% (36) (20.0%) Lợi nhuận từ HĐKD 57 26.6% 68 25.1% 17 5.0% 56 15.7% TỔNG TÀI SẢN 2,542 19.5% 1,002 6.4% 1,549 9.4% (725) (4.0%) Tổng vốn huy động 3,538 35% 1,596 12% 1,743 11% (4,335) (25%) Tổng dư nợ 2,368 23% 1,532 12% 3,007 21% 596 3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm VietinBank Đồng Nai)
Về hoạt động tín dụng
Dựa vào nguồn vốn huy động lớn, lãi suất đầu vào tương đối thấp và khách hàng giao dịch tương đối ổn định đã tạo tiền đề gia tăng sức cạnh tranh cho Chi nhánh, giúp quy mô tín dụng có sự tăng trưởng liên tục qua các năm.
Bảng số liệu 2.2 và 2.3 cho thấy đến năm 2019, quy mô tín dụng đạt 17,974 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với năm 2015 là 10,471 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015 – 2019 là 15%/năm, đặc biệt tăng trưởng mạnh vào năm 2016, 2018 với mức tăng trưởng trên 20%/năm. Với chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo chi nhánh luôn đề cao mở rộng quy mô hằng năm thì quy mô tín dụng, tốc độ tăng trưởng hiện tại tại Chi nhánh tương đối phù hợp với tình hình huy động vốn và hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho thấy Chi nhánh có xu hướng tập trung phát triển dư nợ có kỳ hạn ngắn, duy trì ổn định trên 70% so với tổng dư nợ. Đây là các khoản nợ chủ yếu tập trung tài trợ cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, bổ sung vốn lưu động, tốc độ xoay vòng vốn nhanh, giúp chi nhánh kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, nguồn tiền thu từ hoạt động kinh doanh, đảm bảo rủi ro sử dụng vốn của khách hàng hơn các khoản vay dự án, vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, việc
tập trung tài trợ tín dụng ngắn hạn giúp phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ liên quan như tiền gửi, dịch vụ thanh toán…
Đối với đối tượng khách hàng tài trợ, Chi nhánh đang có xu hướng dịch chuyển dư nợ sang tài trợ khách hàng khối bán lẻ (Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu vi mô có doanh thu < 20 tỷ), tỷ trọng khách hàng bán lẻ từ 8% năm 2015 đã tăng lên 21% năm 2019. Việc dịch chuyển này tương đối phù hợp và là xu hướng của các NHTM hiện nay, do khối khách hàng bán lẻ có biên độ cho vay tốt hơn so với biên độ cho vay của khối khách hàng doanh nghiệp, các khách hàng bán lẻ còn là những đối tượng khách hàng sử dụng rất đa dạng các sản phẩm bán chéo như bảo hiểm, thẻ tín dụng… từ đó gia tăng thu nhập từ lãi vay, thu nhập từ các hoạt động khác.
2.2. Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai2.2.1. Phát triển về quy mô tín dụng xuất khẩu 2.2.1. Phát triển về quy mô tín dụng xuất khẩu
2.2.1.1. Dư nợ tín dụng xuất khẩu
Bảng 2.4: Mức dư nợ và tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất khẩu
Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng dư nợ tại Chi nhánh 10,471 12,839 14,371 17,378 17,974 Tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu 408 812 1,046 4,324 4,949
+ Cho vay 396 796 1,025 4,238 4,850
+ Chiết khấu 12 16 21 86 99
Tỷ trọng dư nợ TD XK/Tổng dư nợ 3.9% 6.3% 7.3% 24.9% 27.5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm VietinBank Đồng Nai)
Nhờ vào sự tăng trưởng liên tục dư nợ tại Chi nhánh đã tạo tiền đề tốt để hoạt động tín dụng xuất khẩu gia tăng tương ứng. Bảng số liệu cho thấy dư nợ tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh có xu hướng gia tăng liên tục trong giai đoạn 2015 – 2019, đặc biệt tăng nhanh trong năm 2018 và duy trì ổn định trong năm 2019. Tỷ
trọng dư nợ tín dụng xuất khẩu/Tổng dư nợ trong 05 năm tăng mạnh từ 3.9% năm 2015 lên 27.5% năm 2019.
Bảng 2.5: Tốc độ phát triển dư nợ tín dụng xuất khẩu
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng Tăng/giảm 2016/2015 Tăng/giảm 2017/2016 Tăng/giảm 2018/2017 Tăng/giảm 2019/2018
Tốc độ tăng trưởng Tổng dư nợ 22.6% 11.9% 20.9% 3.4%
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDXK 99.0% 28.8% 313.4% 14.5% Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDXK theo phân khúc
- KHDN Lớn 94.6% 37.6% 506.9% 16.1%
- KHDN FDI 108.3% 26.0% 163.1% 10.4%
- KHDN VVN 82.4% 5.4% 37.8% 14.5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm VietinBank Đồng Nai)
Số liệu giai đoạn 2015 – 2019 tại Chi nhánh cho thấy dư nợ tín dụng xuất khẩu có xu hướng tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không đồng đều. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt 313.4%, tăng mạnh đột biến và sau đó lại quay về mức 14.5% trong năm 2019. So với tốc độ tăng trưởng bình quân của Tổng dư nợ là 14.7%/năm thì tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ TDXK đang lớn hơn và đạt mức 113.9%/năm.
Nếu xét chi tiết theo mức độ tăng trưởng của từng phân khúc thì tốc độ tăng trưởng đang tập trung chính vào phân khúc KHDN Lớn, nguyên nhân do trong năm phát sinh mới một KHDN Lớn có hoạt động xuất khẩu, sử dụng giới hạn tín dụng được NHCT cấp trên 3,000 tỷ đồng, kéo theo sự tăng trưởng mạnh trong năm 2018, sau đó thì duy trì ổn định trở lại trong năm 2019. Sự gia tăng này mang tính chất đột biến và lại phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng chủ lực, có thể có nguy cơ phát sinh giảm đột biến tương ứng khi bị sự cạnh tranh lớn từ các NHTM khác.
Bảng 2.6: So sánh dư nợ cho vay XK trong toàn tỉnh Đồng Nai và dư nợ cho vay XK khu vực Đồng Nai tại Chi nhánh
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2015 Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019
Dư nợ cho vay XK các doanh nghiệp
trong tỉnh Đồng Nai 6,500 8,421 9,518 13,165 15,600
Dư nợ cho vay XK tại Chi nhánh, trong
đó doanh nghiệp phân theo khu vực: 396 796 1,025 4,238 4,850
- Đồng Nai 381 710 882 1,324 1,710
- Bình Thuận - - - 2,679 2,794
- Khác 15 86 143 235 346
Tỷ trọng Dư nợ cho vay XK doanh nghiệp khu vực Đồng Nai tại Chi nhánh/Dư nợ cho vay XK các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Nai
5.86% 8.43% 9.27% 10.05% 10.96%
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Đồng Nai và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm VietinBank Đồng Nai)
Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 52 Chi nhánh ngân hàng, 210 phòng gia dịch và 30 Quỹ tín dụng nhân dân, trong đó, hệ thống ngân hàng có vốn nhà nước (VietinBank, VietcomBank, BIDV, AgriBank) có 12 Chi nhánh trong toàn tỉnh. Qua kết quả báo cáo cho thấy, mặc dù tổng dư nợ cho vay xuất có tăng phù hợp với xu hướng tăng của thị trường, tuy nhiên, xét riêng tại Đồng Nai thì dư nợ cho vay XK tại Chi nhánh lại chiếm tỷ trọng còn tương đối thấp so với tổng dư nợ cho vay XK trên địa bàn tỉnh, đến năm 2019, tỷ trọng này chiếm 10.96%. Dư nợ cho vay XK tại Chi nhánh hiện đang tập trung tại các tỉnh giáp ranh như Bình Thuận.
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng xuất khẩu
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng xuất khẩu
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ TD XK 408 100% 812 100% 1,046 100% 4,324 100% 4,949 100% - Theo đối tượng KH
+ KHDN Lớn 184 45% 357 44% 492 47% 2,984 69% 3,464 70% + KHDN FDI 175 43% 365 45% 460 44% 1,211 28% 1,336 27% + KHDN VVN 49 12% 89 11% 94 9% 130 3% 148 3% - Theo sản phẩm tài trợ + Cho vay 396 97% 796 98% 1,025 98% 4,238 98% 4,850 98% + Chiết khấu 12 3% 16 2% 21 2% 86 2% 99 2%
- Theo ngành nghề kinh doanh + Gỗ và sản
phẩm từ gỗ 73 18% 146 18% 188 18% 605 14% 742 15%
+ Nông sản 273 67% 552 68% 680 65% 3,373 78% 3,811 77%
+ Hàng thủ công
mỹ nghệ 61 15% 114 14% 178 17% 346 8% 396 8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm VietinBank Đồng Nai)
Tổng quan số liệu cho thấy hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh đang có sự phát triển tốt trong cả giai đoạn, tuy nhiên, nếu xét chi tiết về tỷ trọng dư nợ hàng năm theo đối tượng khách hàng thì dư nợ xuất khẩu lại phụ thuộc chủ yếu vào nhóm KHDN Lớn và FDI, mức tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào nhóm KHDN Lớn và cụ thể tại một số khách hàng chiến lược trong năm 2018 mà Ban lãnh đạo Chi nhánh đã thuyết phục về giao dịch. Đến cuối năm 2019, tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất khẩu cao nhất thuộc về nhóm KHDN Lớn chiếm 70%, tiếp theo là KHDN FDI
chiếm 27% và thấp nhất là nhóm KHDN VVN chiếm 3%, nhóm Khách hàng cá nhân hầu như