9. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Cải thiện chính sách về sản phẩm và giá tín dụng xuất khẩu
Trên cơ sở quy định cấp tín dụng tại NHCT, mức thẩm quyền tín dụng, thẩm quyền ưu đãi lãi suất, phí… xem xét triển khai gói tín dụng đặc thù dành riêng cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Theo đó, gói sản phẩm này sẽ bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất thành phẩm, xuất khẩu hàng hóa, thu tiền về:
– Nội dung chính của gói sản phẩm: Dựa vào kế hoạch kinh doanh dự kiến, các hợp đồng khách hàng đã ký với đối tác, Ngân hàng thẩm định, xác định nhu cầu vốn của khách hàng đề thực hiện tài trợ, đi kèm với các ưu đãi về giá, thời gian xử lý hồ sơ.
– Đối với nhóm khách hàng hiện hữu, chủ chốt: Cần đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng tại mọi thời điểm phù hợp với hoạt động SXKD, đi kèm các chính sách cạnh tranh về giá (lãi suất, phí, tỷ giá giao dịch…) tối thiểu duy trì bằng các đối thủ cạnh tranh như VietcomBank, BIDV, EximBank… đảm bảo xử lý linh hoạt, đảm bảo hài hòa lợi ích mang lại cho Chi nhánh và khách hàng, hướng tới mục tiêu duy trì mối quan hệ lâu dài, bền vững.
– Đối với nhóm khách hàng tiềm năng: Áp dụng lãi suất cạnh tranh, tỷ giá giao dịch tốt so với ngân hàng đang giao dịch. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút tín dụng như thời gian thẩm định, mức cấp tín dụng, tỷ lệ bảo đảm tốt hơn so với nhóm khách hàng thông thường, trên cơ sở không gây thiệt hại cho Chi nhánh
– Ngoài ra, cần chú trọng công tác bán chéo sản phẩm tích hợp quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt và các sản phẩm phái sinh hàng hóa/tiền tệ chuyên biệt, kết hợp tư vấn tài chính toàn diện, để cung ứng khép kín và tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng, gia tăng thu nhập cho Chi nhánh.