Các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 45)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng

Năng lực tài chính, hoạt động SXKD

Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng tốt thì doanh nghiệp đó càng dễ có khả năng tiếp cận được các khoản tín dụng của ngân hàng. Năng lực tài chính thể hiện thông qua khả năng thanh toán, lịch sử giao dịch thanh toán, do đó, các doanh nghiệp phải chú trọng đảm bảo khả năng thanh toán thông qua các chỉ số tài chính, nâng cao uy tín lịch sử giao dịch đối với các đối tác, nghĩa vụ của nhà nước và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Bên cạnh đó, để cấp tín dụng, NHTM cũng nhìn nhận vào hoạt động SXKD hiện tại, kế hoạch SXKD của doanh nghiệp phải duy trì hiệu quả, sinh lời tốt, đảm bảo nguồn tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Mức độ đảm bảo cho các khoản tín dụng

Các khoản tín dụng tại NHTM thường được bảo đảm bằng các tài sản của chính khách hàng hoặc bên thứ ba, tỷ lệ bảo đảm sẽ tùy thuộc vào năng lực tài chính, quy mô hoạt động của khách hàng. Các doanh nghiệp có quy mô lớn, tài chính tốt thường được NHTM cấp thêm cho một khoảng tỷ lệ tín chấp tạo điều kiện sử dụng hết hạn mức tín dụng được cấp, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa thì ngược lại, các khoản tín dụng phải được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản, trong khi giá trị tài sản hạn chế làm ảnh hưởng đến mức độ sử dụng tương ứng.

Trình độ nhân sự, cách thức quản lý hoạt động kinh doanh

Khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng của NHTM, đặc biệt là đối với các khách hàng có hoạt động XK phải có trình độ hiểu biết về các giao dịch ngoại thương, nắm bắt tình hình kinh tế kịp thời, hiểu sơ lược được một số hoạt động cơ bản trong việc cấp tín dụng của NHTM để có thể trao đổi, trình bày nhu cầu của mình nhằm yêu cầu các NHTM hỗ trợ nguồn vốn cho phù hợp với hoạt động SXKD.

Song song đó, cách thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính tại doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc thẩm định, ra quyết định cấp tín dụng của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng xuất khẩu và phát triển tín dụng xuất khẩu của NHTM như: Khái niệm tín dụng xuất khẩu, các hình thức tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại, quan điểm về phát triển tín dụng xuất khẩu và các tiêu chí đánh giá sự phát triển, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng xuất khẩu của NHTM.

Các cơ sở sở lý luận về phát triển tín dụng xuất khẩu ở Chương 1 sẽ là nền tảng lý thuyết để tác giả tiếp tục thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai tại Chương 3 của luân văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w