Sự cần thiết phát triển tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30 - 32)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Sự cần thiết phát triển tín dụng xuất khẩu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá, xuất khẩu trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ cũng như mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Sự ra đời và phát triển của tín dụng xuất khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan gắn liền với các quan hệ mua bán thương mại giữa các nước khác nhau ngày càng gia tăng nhanh chóng theo xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế. Do đó nhu cầu tài trợ cho các hoạt động xuất

khẩu của doanh nghiệp cũng gia tăng nhanh chóng cả về quy mô, cả về chất lượng và cả về tính đa dạng của các nghiệp vụ. Cũng xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi các NHTM cần quan tâm tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển tín dụng xuất khẩu, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng xuất khẩu.

Sự cần thiết của phát triển tín dụng xuất khẩu thể hiện thông qua một số nội dung sau:  Đáp ứng nhu cầu vốn ngày một gia tăng cho hoạt động xuất khẩu

Cơ cấu xuất khẩu của các nước thường thay đổi qua các giai đoạn khác nhau. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, việc tập trung khai thác toàn diện mặt hàng lợi thế, tăng xuất khẩu những mặt hàng mới và công nghệ cao là cách tốt nhất để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và được coi là một nhân tố cơ bản trong chiến lược phát triển của các nước này. Để có thể mở rộng xuất khẩu những mặt hàng này, các doanh nghiệp tại các quốc gia này cần phải có một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu tài trợ xuất khẩu.

Với mục tiêu đạt được kim ngạch xuất khẩu cao, chính sách hỗ trợ xuất khẩu cần phải đảm bảo rằng một khối lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng và giá trị của khoản tín dụng ở mức lớn, thời gian phù hợp với chu kỳ kinh doanh. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các nước đang phát triển, khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ xuất khẩu là yếu tố thường gây cản trở cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu hơn là các yếu tố về lãi suất. Do đó việc phát triển tín dụng xuất khẩu thực sự cần thiết cho các doanh nghiệp hiện hành.

Chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại quốc tế, tính chất phức tạp và tính bất ổn trong thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề mà các nhà xuất khẩu đặc biệt quan tâm. Trong thương mại quốc tế, các nhà xuất khẩu thường gặp nhiều rủi ro và các rủi ro nếu có cũng nghiêm trọng hơn trong kinh doanh nội địa. Các rủi ro có thể phát sinh ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xuất khẩu do các

nguyên nhân rất khác nhau, chẳng hạn như các rủi ro về chính trị, sự mâu thuẫn của các hệ thống pháp luật, những khác biệt trong tập quán thương mại, những quy định về quản lý ngoại hối, rủi ro thanh toán... Nói chung là bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng sẽ gây thiệt hại về tài chính cho nhà xuất khẩu. Với việc thiết lập và phát triển hệ thống tài trợ xuất khẩu, các nhà xuất khẩu cũng như các ngân hàng cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu chuyển giao một phần rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro thông qua các hình thức cấp tín dụng, các cam kết thanh toán, phương tiện thanh toán với đại diện là các ngân hàng phục vụ cho hai bên.

Gia tăng quy mô tín dụng, thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng xuất khẩu đối với ngân hàng

Hoạt động tín dụng xuất khẩu không chỉ đơn thuần là tài trợ một khoản vốn cho nhà xuất khẩu để thực hiện các lô hàng xuất khẩu, bên cạnh việc cấp vốn, ngân hàng còn quản lý được nguồn ngoại tệ của khách hàng, đồng thời thông qua hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng luôn triển khai các sản phẩm dịch vụ khác, quan hệ toàn diện với khách hàng được cấp tín dụng. Từ đó, ngoài gia tăng quy mô tín dụng, gia tăng lợi nhuận từ cấp tín dụng xuất khẩu, các ngân hàng còn tăng lợi nhuận từ phí và các sản phẩm đi kèm.

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w