9. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Cải thiện chính sách cấp tín dụng xuất khẩu dựa trên TSBĐ
Chính sách chung đối với quy định về biện pháp bảo đảm tại VietinBank cũng như tại Chi nhánh thường ưu tiên nhận các tài sản có tính thanh khoản tốt, hạn chế việc cấp tín dụng bảo đảm bằng hàng hóa, hàng tồn kho hoặc tín chấp một phần làm một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận sử dụng nguồn vốn. Đây là một trong những vấn đề khó khăn đặt ra khi Chi nhánh muốn phát triển tín dụng xuất khẩu.
Qua nghiên cứu khung quy định cấp tín dụng chung tại NHCT, các khách hàng uy tín, tình hình tài chính tốt hoàn toàn có thể được cấp tín dụng có bảo đảm một phần bằng tài sản, phần còn lại là tín chấp hoặc tín chấp toàn bộ. Do đó, đối với cán bộ nghiên cứu khi xây dựng chính sách tín dụng cho nhóm khách hàng xuất khẩu tại Chi nhánh, cần trao đổi thống nhất với Ban Giám đốc Chi nhánh nội dung biện pháp bảo đảm cần mở rộng khẩu vị rủi ro hơn, đánh giá thực tế khách hàng nhằm đa dạng loại tài sản nhận bảo đảm, tăng tỷ lệ tín chấp khi cấp tín dụng, gia tăng sự cạnh tranh, thu hút khách hàng, tăng trưởng dư nợ tín dụng xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định chung của NHCT.
Bên cạnh đó, để đảm bảo rủi ro khi nhận các loại tài sản đặc thù, các tài sản đảm bảo mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, Chi nhánh yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm theo đúng quy định. Khi tài sản được mua bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra đối với tài sản đảm bảo khi xảy ra rủi ro như cháy nổ, thiên tai… Qua đó, ngân hàng sẽ hạn chế được những rủi ro nhờ việc thỏa thuận với khách hàng vay bên được nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là Chi nhánh.