Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 38 - 40)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện này, nhu cầu giao thương giữa các nước trên toàn thế giới ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, mọi sự thay đổi, biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở một quốc gia nào đó không chỉ ảnh hưởng riêng với quốc gia đó mà còn tác động nhất định đến hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của các nước liên quan. Đặc biệt đối với hoạt động XK có mối quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài nên đây là lĩnh vực dễ nhạy cảm với các biến động của nước ngoài. Bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách XNK, tăng trưởng kinh tế, suy thoái

kinh tế, mức độ lạm phát… dù biến động lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến hoạt động XNK, điều này sẽ liên đới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tình hình chính trị xã hội như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng XK.

Sự ổn định về môi trường kinh tế - xã hội của các quốc gia sẽ tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế nội tại, qua đó kéo theo sự phát triển của thương mại quốc tế, tạo cơ hội mở rộng giao thương, gia tăng các hoạt động XNK, TTQT. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp XNK gia tăng tương ứng, qua đó thúc đẩy sự phát triển tín dụng hoạt động xuất khẩu của các ngân hàng.

Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam,môi trường kinh tế, xã hội trong nước có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động XK. Chẳng hạn như tại Việt Nam, với lợi thế tài nguyên sẵn có đáp ứng tập trung cho các hàng hóa xuất khẩu chủ lực truyền thống như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ… Tuy nhiên, khi kinh tế trong nước phát triển, thu hút đầu tư, nước ta đang mở rộng sản phẩm xuất khẩu thêm các sản phẩm như linh kiện, sản phẩm điện tử. Từ đó hoạt động tín dụng xuất khẩu tại các NHTM cũng được mở rộng tương ứng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.

Quy định pháp lý, chính sách xuất khẩu của nhà nước

Tại mỗi quốc gia, hệ thống pháp lý là cơ sở để điều hành mọi hoạt động trong nền kinh tế. Quốc gia có hệ thống pháp lý đồng bộ, đầy đủ, sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật sẽ cơ bản giúp hoạt động tín dụng tại các ngân hàng tránh được những rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, đối với việc cấp tín dụng cho hoạt động xuất khẩu mang tính chất đặc thù bởi còn chịu sự ảnh hưởng từ các đạo luật và tập quán quốc tế liên quan, các ngân hàng luôn phải bám sát vào các đạo luật và tập quán quốc tế này, khi áp dụng cho từng khách hàng, từng quốc gia cần chú ý đến tính chất và quy định cụ thể vào các văn bản cấp tín dụng liên quan để đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình.

Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Mỗi một sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp. Chẳng hạn như nếu nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng, các NHTM có thể có các chính sách cho vay dễ dàng và phù hợp hơn. Ngoài ra, hoạt động tín dụng XK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ, do đó, nếu nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy, hành lang pháp lý và chính sách xuất khẩu là nhân tố mang tính vĩ mô điều chỉnh trực tiếp tới khả năng mở rộng hay thu hẹp hoạt động TDXK. Sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu sẽ làm thay đổi chính sách TDXK. Do vậy, để thúc đây tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thì chính sách TDXK của ngân hàng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với chiến lược xuất khẩu trong từng giai đoạn, thời kỳ. Đặc biệt, chính sách TDXK phải phát huy được hiệu quả là đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng định hướng chiến lược của nhà nước.

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w