Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

3.3.1. Về chính sách sản phẩm

Xây dựng các sản phẩm tín dụng dành cho nhóm khách hàng xuất khẩu với các ưu đãi lãi suất bán vốn, lãi suất cho vay, phí, tỷ lệ bảo đảm tín dụng… trên cơ sở khảo sát, bám sát thị trường cạnh tranh của các ngân hàng khác. Đặc biệt đối với nhóm khách hàng mới tiềm năng càng phải có những chính sách, sản phẩm tín dụng phù hợp nhằm gia tăng sức cạnh tranh của NHCT, thu hút khách hàng về giao dịch.

Đối với chính sách lãi suất cho vay, cần giao cho Giám đốc Chi nhánh mức độ chủ động lớn hơn, NHCT chỉ cần quản lý mức chênh lệch đầu ra, đầu vào ở tỷ lệ nhất định, đảm bảo sinh lời và Chi nhánh kinh doanh mang lại hiệu quả sao cho đạt mức chỉ tiêu được giao. Như vậy sẽ tạo tính linh hoạt hơn trong điều hành lãi suất, nhất là đối với những khách hàng đã có uy tín, doanh số hoạt động lớn, kinh doanh hiệu quả và đặc biệt là đối với khu vực cạnh tranh lớn như vùng Đông Nam Bộ, các khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp lại càng cần tính linh hoạt lãi suất của Giám đốc Chi nhánh hơn.

3.3.2. Về chính sách tổ chức, nguồn nhân lực

Đối với Trung tâm TTTM trụ sở chính đang thực hiện xử lý giao dịch tập trung các nghiệp vụ TTQT cần thành lập tổ chuyên trách xử lý nhóm khách hàng có doanh số giao dịch lớn, đẩy nhanh tốc độ xử lý. Bên cạnh đó, đối với các Chi nhánh thường xuyên phát sinh giao dịch, số lượng giao dịch lớn cần được ủy quyền xử lý các nghiệp vụ mang tính rủi ro thấp để giảm thiểu mức độ xử lý tại Trụ sở chính, tăng tính cạnh tranh.

Căn cứ vào quy định của nhà nước, cơ chế lương hiện hành và phạm vi cho phép, NHCT nên hoàn thiện lại cơ chế lương, thưởng… phù hợp với từng mức độ hoàn thiện công việc được đánh giá hằng năm, đặc biệt cần xây dựng dãy lương tương ứng để những lao động có tài, trình độ cao và thâm niên lâu được trả lương xứng đáng, tăng mức độ hài lòng của nhân viên, giúp giữ người tài, tránh chảy máu chất xám về các ngân hàng khác.

3.3.3. Về hoạt động Marketing

NHCT cho phép tại Chi nhánh được phép thành lập phòng Marketing đặt tại Chi nhánh trên cơ sơ đáp ứng về quy mô, tính cần thiết, đặc thù khu vực để triển khai nhanh chóng hoạt động Marketing ngân hàng, phát triển sản phẩm mới, thực hiện nhiệm vụ Marketing nói chung và Marketing ngân hàng nói riêng.

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu VietinBank và sản phẩm dịch vụ tại VietinBank, đặc biệt đối với các sản phẩm dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên các phương tiện truyền thông truyền thống và hiện đại như Facebook, Lotus… nhằm tiếp cận đa dạng phân khúc khách hàng, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, sản phẩm.

3.3.4. Về phối hợp với các đơn vị liên quan

Hoạt động XNK mang tính chất đặc thù và thường có những hội nghị triển khai, giao lưu các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước để kịp thời cung cấp thông tin môi trường kinh doanh, pháp lý… Qua đây, NHCT cần liên kết trực tiếp với các đơn vị tổ chức để có thể tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, kịp thời chỉ đạo, phân bổ về cho các Chi nhánh tiếp cận, tư vấn, phát triển nguồn khách hàng.

3.3.5. Về công nghệ thông tin

Khối công nghệ thông tin cần tập trung nghiên cứu hệ thống tư vấn online, bản demo tính nhu cầu vốn nhằm giảm thiểu tác nghiệp, thời gian tư vấn của nhân viên ngân hàng đối với các nghiệp vụ phát sinh cơ bản như cho vay, số tiền thu phí dự kiến của một giao dịch… để khách hàng chủ động cân đối tài chính, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng xuất khẩu rất quan tâm về phí giao dịch, xử lý chứng từ liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã trình bày định hướng phát triển tín dụng chung và và định hướng phát triển tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai trong thời gian tới. Trên cơ sở các định hướng phát triển và trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai đã được trình bày ở Chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai trong thời gian tới. Ngoài ra, tác giả cũng có một só kiến nghị đối với NHCT nhằm hoàn thiện các chính sách sản phẩm, gia tăng thu hút nhóm khách hàng xuất khẩu giao dịch tại NHCT, giúp Chi nhánh phát triển tín dụng xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng xuất khẩu hiện đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với đem lại hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như trong khu vực Đông Nam Bộ. Do đó, VietinBank nói chung và VietinBank Đồng Nai nói riêng cần phải có những giải pháp để mở rộng hoạt động này.

Qua đề tài nghiên cứu: “Phát triển tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai”, tác giả đã nêu ra những nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát và làm rõ được những cơ sở lý luận chung về phát triển

tín dụng xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu.

Thứ hai, luận văn đã đánh giá, phân tích và làm rõ thực trạng phát triển tín dụng xuất

khẩu tại VietinBank Đồng Nai. Qua đó cho thấy những kết quả đạt được cũng như tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh.

Thứ ba, từ nhận định những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, tác giả đưa

ra một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng xuất khẩu tại VietinBank Đồng Nai. Bên cạnh đó cũng có một số kiến nghị đến các cơ quan liên quan để hỗ trợ phát triển hoạt động này.

Trong quá trình nghiên cứu chắc hẳn sẽ có những thiếu xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Giảng viên để hoàn thiện hơn đề tài này.

i

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu:

1. Bộ Công Thương 2018, Báo cáo Xuất Nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội.

2. Bộ Công Thương 2019, Báo cáo Xuất Nhập khẩu Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội.

3. Bộ Công Thương, 2009, Cam kết về dịch vụ sau khi gia nhập WTO – Bình luận của người trong cuộc, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo, 2006, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020, Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020,

Nhà Xuất bản thống kê.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011, Những vấn đề cơ bản của phát triển

kinh tế Việt Nam đến năm 2020, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Chính phủ, 2006, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của

Chính phủ về Tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước.

8. Chính phủ, 2011, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính

phủ về Tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước.

9. Đặng Hoàn, 1995, Từ điển Ngoại thương & Tài chính Anh – Việt, NXB

Thống Kê.

10. Hồ Diệu, 2001, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê. 11. Hồ Diệu, 2003, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê.

12. Lê Hoàng Tuấn, (2015), Hoạt động cho vay XNK hàng nông sản tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Ninh, Luận văn

Thạc sĩ kinh tế – Trường đại học Ngân hàng TP. HCM.

13. Lê Ngọc Châu , 2013, Làm gì để đẩy mạnh cho vay vốn tín dụng xuất khẩu, Tạp chí Hỗ trợ Phát triển số 86/2013.

14. Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân, 2017, Giáo trình Lý thuyết Tài chính –

Tiền tệ, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.

15. Lê Văn Tư, 1999, Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu, thanh toán quốc tế và

kinh doanh ngoại tệ, Nhà xuất bản thống kê.

16. Lê Văn Tư, 2004, Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015, Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày

08/12/2015 Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với Khách hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018, Thông tư số 42/2018/TT-NHNN ngày

28/12/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT- NHNN ngày 08/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam.

20. Nguyễn Đăng Dờn, 2010, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động.

21. Nguyễn Thị Hiền, (2017), Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân

hàng Phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Trường đại học Ngân

hàng TP. HCM.

22. Nguyễn Thị Ngọc Lan, (2014), Phát triển cho vay XNK tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ

23. Nguyễn Văn Toán (2017), Hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – Chi nhánh 11 TP. HCM, Luận văn Thạc sĩ kinh tế –

Trường đại học Ngân hàng TP. HCM.

24. Phan Thị Cúc, 2008, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 25. Quốc Hội, 1998, Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

26. Quốc Hội, 2005, Luật thương mại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Quy chế Hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 28. Thống kê Hải quan, 2019, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt

Nam tháng 12 và năm 2019, Tổng Cục Hải quan Việt Nam

29.Thủ tướng Chính phủ, 2001, Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.

30. Trung tâm từ điển học, 2003, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

31.Từ điển Bách khoa Việt Nam 1, 1995, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa

Việt Nam.

32.Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, 2002, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa

Việt Nam.

33.Từ điển Bách khoa Việt Nam 3, 2003, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa

Việt Nam.

34.Từ điển Bách khoa Việt Nam 4, 2005, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa

Việt Nam.

35. Trần Thị Thu Hiền, (2013), Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại

Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế – Trường đại học

Đà Nẵng.

36.VietinBank Đồng Nai, 2015 – 2019, Báo cáo thường niên của VietinBank

Chi Nhánh Đồng Nai.

37. Võ Thanh, 2014, Giải pháp nào cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng xuất khẩu

Các trang Website: 1. https://www.sbv.gov.vn 2. https://www.vi.wikipedia.org 3. https://www.gso.gov.vn 4. https://www.vietinbank.com.vn 5. https://www.vietinbank.vn/vn/tin-tuc/VietinBank-trien-khai-nhiem-vu-kinh- doanh-nam-2019-20190110213440.html 6. https://www.baodongnai.com.vn 7. https://www.dongnai.gov.vn

Một phần của tài liệu NGUYỄN ĐẮC LONG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w