1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kếtoán trong doanh nghiệp
1.3.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)
HTKSNB là những thủ tục được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Hai mục tiêu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán là đảm bảo an toàn cho tài sản và đảm bảo dữ liệu kế toán có độ chính xác cao, đáng tin cậy. Đánh
giá HTKSNB để xác định mức độ ảnh hưởng của nó đối với độ chính xác của thông tin kế toán. Một sự hiểu biết về HTKSNB là cần thiết đối với bất kỳ kế toán viên chuyên nghiệp hoặc kiểm toán viên nào vì việc đánh giá HTKSNB ảnh hưởng đến khối lượng công việc mà họ phải thực hiện khi tiến hành kiểm tra độ chính xác của các thông tin kế toán.
Tuy nhiên, phần lớn tại các DNVN hiện nay, HTKSNB hoạt động không hiệu quả do một số nguyên nhân sau:
- Chủ doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến HTKSNB. Đa phần các doanh nghiệp chỉ thuê một nhân viên kế toán để làm các báo cáo tài chính nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Họ không quan tâm đến tổ chức công tác kế toán vì họ cho rằng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thật sự của doanh nghiệp chỉ mình họ biết là đủ.
- Thiếu hiểu biết về HTKSNB. Phần lớn các chủ DNVN đều trưởng thành từ thực tế trước khi lập doanh nghiệp hoặc phát triển từ nghề gia đình vốn có. Do đó, họ thiếu kiến thức về kinh tế. Họ không hiểu HTKSNB là gì, cũng như không thể hiểu các nhân tố cần thiết cho một HTKSNB. Vì vậy, việc xây dựng một HTKSNB trong tổ chức công tác kế toán thực sự là vấn đề nan giải đối với các DNNVV.
- Không đủ nhân lực để phân chia trách nhiệm. “Vốn” là vấn đề nan giải nhất của DNNVV vì khả năng huy động vốn của họ so với các doanh nghiệp lớn là rất thấp. Thiếu vốn là chuyện thường ngày ở các DNNVV. Do đó, các ông chủ doanh nghiệp ưu tiên vốn cho các hoạt động khác hơn là cho việc thuê mướn lao động.
Chính điều này đã làm cho nguồn nhân lực ở DNNVV vừa ít lại vừa không có chuyên môn cao. Cho nên, hầu hết DNNVV không đủ nhân lực để phân chia trách nhiệm cũng như không biết cách để phân chia trách nhiệm trong công việc sao cho có hiệu quả.
- Việc tiếp xúc với tài sản và sổ sách kế toán quá dễ dàng: do việc phân công phân nhiệm không rõ ràng nên ai cũng có thể tiếp xúc với tài sản và sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa nguồn nhân lực ít ỏi của doanh nghiệp nên một người có thể đảm đương nhiều công việc cùng một lúc. Do đó, việc bảo vệ tài sản và sổ sách kế toán không chặt chẽ.
- Chi phí đầu tư cho hệ thống kế toán thấp: Các ông chủ DNVN hầu hết chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không có chiến lược phát triển lâu dài. Để đầu tư cho hệ thống kế toán thì phải bỏ chi phí quá cao mà không biết hiệu quả đạt được như thế nào, cho nên các ông chủ DNVN rất e ngại khi bỏ chi phí để đầu tư cho hệ
thống kế toán.
- Ra quyết định không dựa trên những thông tin về hệ thống kế toán. Các doanh nghiệp rất năng động trong việc tìm ra những cơ hội kinh doanh tốt nhưng khả năng phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh lâu dài lại rất hạn chế. Vì vậy, khi ra quyết định kinh doanh họ dựa vào kinh nghiệm thực tế mà họ thu lượm được hơn là dựa vào những thông tin do hệ thống kế toán cung cấp.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự nâng cao vai trò DNNVV trong nền kinh tế, HTKSNB trong DNVN dần được cải thiện. Trong khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ do Ủy ban COSO công bố năm 1992, chủ đề HTKSNB được đề cập trong nhiều nội dung. Gần đây, năm 2006 Ủy ban COSO đã ban hành Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính dành cho các công ty đại chúng có quy mô nhỏ.