Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CO PHẦN CÔNG NGHỆ VCS VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 79)

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kếtoán tại công ty cổ phần công

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy kế toán:

Như đã phân tích về thực trạng tổ chức bộ máy kế toán Công ty theo mô hình tập trung nên khá gọn nhẹ nhưng nhân viên kế toán còn phải kiêm nhiệm quá nhiều phần hành. Các kế toán viên đều có trình độ đại học nhưng kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nên chưa phán ánh chính xác được một số nghiệp vụ phát sinh cũng như chưa nắm vững quy định pháp luật và chế độ kế toán. Mặt khác, hệ thống kế toán quản trị chưa phát huy được vai trò của nó trong quản lý tài chính -kế toán. Bộ máy kế toán Công ty được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận chứng từ, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán tài chính, vai trò của kế toán quản trị còn thấp và bị động. Do vậy chưa phát huy được vai trò của mình, chưa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh. Hiện tại, Công ty chưa có văn bản quyết định chính thức nào quy định về việc thực hiện kế toán quản trị trong toàn đơn vị. Công tác lập kế hoạch và dự toán chưa được coi trọng, công tác kế toán chi phí vẫn chủ yếu tiến hành theo yêu cầu kế toán tài chính. Việc kiểm soát chi phí vẫn ở mức độ đơn giản đó là so sánh mức độ biến động của thực hiện so với kế hoạch.

Thứ hai, về tổ chức chứng từ kế toán:

Đây là khâu quan trọng đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép, phản ánh được chính xác trên sổ kế toán và báo cáo kế toán. Song khâu này còn một số tồn tại như:

- Chứng từ kế toán còn mang tính chất rườm rà, chứng từ cập nhật chưa thường xuyên do liên quan đến nhiều thành phần nên dẫn đến tình trạng còn ứ đọng, nhầm lẫn, các phiếu nhập kho, xuất kho đặc biệt là phiếu thu, phiếu chi còn thiếu chữ ký hoặc ký mà chưa ghi rõ họ tên nên khi có sự sai sót trong chứng từ phải dò chữ ký là của ai nên mất nhiếu thời gian cho việc dò tìm.

kế toán viên không phát hiện ra, phải thực hiện bút toán điều chỉnh.

Thứ ba, về hệ thống tài khoản kế toán

Hiện nay công ty không sử dụng TK 632 để phản ánh giá vốn hàng bán. Khi nghiệp vụ bán hàng diễn ra kế toán chỉ ghi nhận doanh thu mà không phản ánh bút toán giá vốn kèm theo. Toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phản ánh ở TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh, điều này khiến không phản ánh đúng bản chất các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh.

Phần mềm kế toán là mặt hàng kinh doanh có tính đặc thù, khi quá trình nghiên cứu sản xuất sản phầm hoàn thành thì phần mềm được ghi nhận là một tài sản

vô hình của công ty, do vậy khi xuất bán công ty phải ghi nhận giá vốn tương ứng với

giá trị hao mòn ước tính của sản phẩm phần mềm.

Nguyên nhân là do kế toán chưa theo dõi, phản ánh riêng được toàn bộ chi phí

trong quá trình nghiên cứu phát triển từng sản phẩm phần mềm và khó xác định được

thời gian hao mòn cho từng sản phẩm để làm căn cứ xác định giá vốn.

Các chi phí phát sinh trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm phần mềm được tập hợp vào TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, khi sản phẩm hoàn thành, chi phí xây dựng cơ bản dở dang được kết chuyển sang tài sản cố định vô hình

(TK 211). Tuy nhiên chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình phần mềm được hạch toán vào TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh mà không kết chuyển vào TK 632 giá vốn hàng bán nên không có sự tách biệt rõ giữa chi phí quản lý kinh doanh và chi phí

sản xuất sản phẩm.

Thứ tư, về hệ thống báo cáo tài chính

Công ty chưa có hệ thống báo cáo quản trị nên báo cáo kế toán của công ty còn mặt hạn chế, chưa cung cấp các thông tin kế toán quản trị cho nhà quản lý của công ty để đưa ra các quyết định kinh tế tài chính hiệu quả hơn. Ngoài ra công ty chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phản ánh dòng tiền của doanh nghiệp do hiện tại theo Thông tư 133/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ đây là báo cáo khuyến khích lập, không bắt buộc.

Thứ năm, về công tác kiểm tra kế toán.

Việc kiểm tra kế toán chưa được quan tâm đúng mực và thực hiện đầy đủ. Các chứng từ phát sinh từ bên ngoài chuyển đến chưa được kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp pháp, hợp lệ tại thời điểm nhận chứng từ mà phải tới khi ghi sổ hạch toán mới được đối chiếu, kiểm tra do đó sai sót chưa được phát hiện kịp thời.

Mặt khác do kế toán trưởng chưa có nhiều năm kinh nghiệm nên quy trình tổ chức kiểm tra chưa được lập logic và chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm tra (kiểm tra tình hình ghi chép của kế toán thông qua các tài liệu, báo cáo kế toán do phần mềm in ra nếu có sai sót phải tiến hành yêu cầu kế toán viên phụ trách sửa chữa kịp thời) đến khâu tổ chức thực hiện kiểm tra công tác kế toán dẫn đến ban lãnh đạo khó nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty, ảnh hưởng cho công tác điều hành quản lý.

Thứ sáu, về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán.

Hiện nay, phần mềm kế toán đang áp dụng tại công ty do chính công ty thiết kế nên dễ sử dụng, góp phần lớn trong việc giảm thiểu khối lượng hạch toán, kiểm tra và lập báo cáo, tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Một số phần hành kế toán vẫn còn thực hiện thủ công, như tính lương cho nhân viên vẫn thực hiện trên exel, làm cho việc lập chứng từ ban đầu có thể bị sai lệch. Có những nghiệp vụ mới phát sinh và các văn bản, chế độ kế toán thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh song phần mềm kế toán chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, do đó phần mềm kế toán còn một số phân hệ chưa được hợp lý và đồng bộ.

Phần mềm chưa có hệ thống báo cáo quản trị, do đó một số báo cáo vẫn vẫn phải lập thủ công, ví dụ như báo cáo phân tích tình hình công nợ phải thu quá hạn, do đó kế toán phải chiết xuất dữ liệu ra exel và thực hiện phân loại chọn lọc dữ liệu đế tập hợp số liệu lập ra báo cáo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã nêu khái quát về quá trình hình thành và phát triển cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh và những kết quả mà Công ty Cổ phần Công nghệ VCS Việt Nam đã đạt được đồng thời phân tích, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề thực tế xảy ra trong quá trình thực hiện tổ chức kế toán trong Công ty Cổ phần Công nghệ VCS Việt Nam. Từng phần hành công việc của kế toán cũng như tổ chức kế toán được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm thấy được tác dụng của chúng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ VCS Việt Nam.Từ đó làm cơ sở để có thể xây dựng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Công nghệ VCS Việt Nam.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VCS VIỆT NAM

3.1. Quan điểm, định hướng phát triển của công ty cổ phần công nghệ VSC Việt Nam

Với những thành quả đã đạt được trong suốt những năm hoạt động vừa qua và thương hiệu ngày càng được khẳng định từ chính những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm của VCS, công ty cổ phần công nghệ VCS Việt Nam luôn hướng tới sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa với đa dạng sản phẩm và có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực công nghệ cao, góp phần tạo dựng ngành công nghiệp phần mềm công nghệ thông tin Việt Nam ngày một lớn mạnh hơn bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của công nghệ thông tin trên thế giới.

Mục tiêu của VCS luôn là nhà cung cấp sản phẩm công nghệ cao uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm phần mềm.

“Công nghệ tiên phong - Tính năng vượt trội - Hiệu quả hàng đầu” là tôn chỉ kinh doanh của VCS nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Với chiến lược xây dựng để trường tồn và phát triển bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và phát triển văn hóa kinh doanh.

Định hướng phát triển: đẩy mạnh hoạt động và phát triển công ty hiện tại:

- Mở rộng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho tất cả các khách hàng trên toàn quốc;

- Nâng cao uy tín hơn nữa, phấn đấu trở thành đối tác tin cậy;

- Tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm có tính đột phá, đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng;

- Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và hiệu quả lợi nhuận tăng trưởng từ 10% đến 15%.

3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần công nghệ VCS Việt Nam

3.2.1. Việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải tuân thủ các quyđịnh trong các văn bản pháp lý về kế toán hiện hành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CO PHẦN CÔNG NGHỆ VCS VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w