Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 93)

- Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn như: chính sách tín dụng phục vụ

3.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bắc Ninh

Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định chủ trương hỗ trợ phát triển DNNVV: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp [25].

Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII tiếp tiếp tục khẳng định:

Hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả việc góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, nông nghiệp [26].

Với mục tiêu “Xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hoà giữa khu vực đô thị và nông thôn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó có đô thị lõi Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I” [75]; “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người thời kỳ 2011-2030 đạt khoảng 10,5%, trong đó giai đoạn 2111 - 2015 là 13%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 11,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 là 9,0%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2030 chiếm 33-35% GRDP” [75],lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã có những quan điểm, định hướng phát triển DNNVV:

84

Thứ nhất, tỉnh Bắc Ninh luôn xác định phát triển DNNVV là một

nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, là nhân tố quan trọng đóng góp chủ lực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khối doanh nghiệp này trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh, góp phần xây dựng Bắc Ninh là đô thị loại I vào những năm hai mươi của thế kỷ XXI, làm tiền đề để xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030; trở thành trung trâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ và Vùng Thủ đô với trung tâm là dịch vụ, thương mại, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, du lịch văn hoá, y tế, nghỉ dưỡng và logistic với chất lượng cao.

Thứ hai, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành

phần. DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia hoạt động SXKD và thị trường, cạnh tranh bình đẳng trước luật pháp, bãi bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế. Phát triển DNNVV nhằm thực hiện đồng thời mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong từng giai đoạn, hướng tới thực hiện chiến lược tổng thể phát triển - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030. Mục tiêu SXKD của DNNVV đồng thuận với mục tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh quan tâm và được lồng ghép nhiệm vụ kinh tế với nhiệm vụ xã hội bằng các đơn đặt hàng đối với doanh nghiệp, bằng các chính sách trợ giúp của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh mà DNNVV được thụ hưởng.

Thứ ba, xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn

2020 - 2025 tầm nhìn đến 2030; triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, cải thiện năng lực tài chính, năng lực quản trị, kỷ luật thị trường của DNNVV.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi

trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao các chỉ số cạnh tranh còn yếu. Chú trọng phát triển doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tổ chức xúc tiến đầu tư, có cơ chế chính sách thông thoáng thu

85

hút các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược trong và ngoài nước; tăng cường đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Thứ năm, đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây

dựng: có các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả, tạo động lực tăng trưởng và trở thành ngành có đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung hài hoà giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn với doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, phát triển các ngành nghề ở khu vực nông thôn. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư chiều sâu, sử dụng công nghệ mới, hiện đại. Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: tiếp tục duy trì là ngành kinh tế đóng vai trò trong việc đảm bảo đời sống dân cư và ổn định xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá bằng cách tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi mới. Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: tăng tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp; đầu tư, phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ cao cấp có giá trị. Thúc đẩy các doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho ngành nông nghiệp và dịch vụ như: giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính ngân hàng. Đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng du lịch như: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí.

Thứ sáu, hoạt động trợ giúp DNNVV của Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh

chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp trong mọi hoạt động SXKD. DNNVV phải cải cách để đổi mới và vươn lên, phát huy nội lực vượt qua các rào cản, tận dụng các cơ hội từ môi trường kinh doanh, từ sự hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh để phát triển. Sự trợ giúp của Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh nhằm tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi, tăng cơ hội cho DNNVV phát triển. Gắn mọi hoạt động kinh doanh của DNNVV với bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái trong hiện tại và tương lai của tỉnh Bắc Ninh.

86

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)