Về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

- Hỗ trợ DNNVV: Với cách hiểu thông thường thuật ngữ “hỗ trợ” mang ý nghĩa trợ giúp, giúp đỡ thì “hỗ trợ DNNVV” có nghĩa là tạo những điều kiện

2.1.2.3. Về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Về vốn sản xuất, kinh doanh: Tổng số nguồn vốn của các DNNVV

toàn tỉnh thời điểm 31-12-2019 đạt 486.572 tỷ đồng, gấp ba lần so với năm 2015, tương ứng tăng 325.760 tỷ đồng. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước có 7.175 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng nguồn vốn của khối DNNVV (năm 2015 là 3,4%); doanh nghiệp ngoài nhà nước có 116.456 tỷ đồng, chiếm 23,9% (năm 2015 là 46,0%); các doanh nghiệp FDI có 362.940 tỷ đồng, chiếm tới 76,4% (năm 2015 chỉ 50,6%) [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh]. Như vậy, sau 5 năm tổng quy mô nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tăng rất nhanh và cơ cấu vốn theo loại hình doanh nghiệp thay đổi rõ rệt. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước tỷ trọng vốn ngày càng giảm, doanh nghiệp FDI tăng lên rất nhanh trong các năm gần đây. Hiện nay, Bắc Ninh đang nằm trong danh sách nhóm các tỉnh, thành phố đạt được thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vốn FDI đóng vai trò đầu tàu trong mở rộng nhanh quy mô các ngành công nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm qua của tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh đang đầu tư thành trung tâm ngành công nghiệp điện tử của cả nước và là cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc. Theo ngành SXKD chính, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành thương mại, dịch vụ vẫn có nguồn vốn lớn, tiềm lực mạnh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn chung, tương ứng là 86,7% và 12,7%.

Do quy mô tổng nguồn vốn tăng nhanh hơn mức tăng số lượng doanh nghiệp, nên quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp tăng nhanh, tỷ

55

trọng doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (phân loại quy mô doanh nghiệp theo nguồn vốn) có xu hướng tăng, tăng trong doanh nghiệp nhỏ.

Vốn bình quân trên một DNNVV đang hoạt động năm 2019 đạt 91,5 tỷ động/doanh nghiệp, tăng 65,7% tương ứng 36,3 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2015 (năm 2015 đạt 55,2 tỷ động/doanh nghiệp). Trong đó, vốn bình quân của loại hình doanh nghiệp nhà nước đạt 422,1 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 65,3% tương ứng 166,7 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2015 (năm 2015 đạt 255,4 tỷ đồng/doanh nghiệp); doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 25,1 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 2,8% tương ứng tăng 0,7 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2015 (năm 2015 đạt 24,4 tỷ đồng/doanh nghiệp); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức vốn bình quân cao nhất với 549,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 44,8% tương ứng 170,3 tỷ đồng/doanh nghiệp so với năm 2015 (năm 2015 đạt 379,6 tỷ đồng/doanh nghiệp) [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].

Theo khu vực kinh tế, các DNNVV thuộc vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp ở mức cao nhất, năm 2019 là 233,8 tỷ đồng/doanh nghiệp, cao cấp 2,1 lần so với mực 104 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2015. Tiếp đến là các DNNVV thuộc khu vực công nghiệp, xây dựng có mức vốn bình quân trên một doanh nghiệp với 172,5 tỷ đồng/doanh nghiệp gấp 2,2 lần so với năm 2015 (năm 2015 là 78,4 tỷ đồng/doanh nghiệp), thấp nhất là các DNNVV của khu vực dịch vụ với vốn bình quân trên một doanh nghiệp năm 2019 là 19,2 tỷ động/doanh nghiệp chỉ bằng 0,9 lần so với năm 2015 (năm 2015 là 20,5% tỷ đồng/doanh nghiệp). Đồng thời, sau 5 năm tỷ trọng số DNNVV có nguồn vốn dưới 3 tỷ đồng (doanh nghiệp siêu nhỏ) giảm nhanh, từ 50,9% năm 2015 đến năm 2019 chỉ chiếm 32,5% [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].

Cùng với tăng quy mô nguồn vốn, tỷ trọng vốn của chủ sở hữu cũng tăng nhanh. Tại thời điểm cuối năm 2016 tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của khối DNNVV toàn tỉnh là 49,3%. Tỷ lệ tương ứng năm 2015

56

là 40,8%. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ vốn chủ sở hữu đạt thấp nhất với 36,2%, tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước là 41,5%, khu vực FDI có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao nhất với 53,6%. Theo khu vực kinh tế, các doanh nghiệp khu vực nông, lâm thuỷ sản có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao vượt trội so với các khu vực khác với 71,1%, tiếp đến là vực công nghiệp, xây dựng với 50,5% và thấp nhất là các doanh nghiệp khu vực dịch vụ với tỷ lệ chủ sở hữu chỉ chiếm 39,7%.

Về doanh thu thuần: Doanh thu thuần của khối DNNVV tăng nhanh,

năm 2019 đạt 823.260,7 tỷ đồng, tăng gần 3,5 lần so với năm 2015; tương ứng tăng 590.572,8 tỷ đồng. Doanh thu thuần bình quân hằng năm giai đoạn 2015- 2019 tăng 28,8% (tương ứng tăng 118.114,6 tỷ đồng). Khu vực DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài có mức doanh thu thuần lớn nhất (chiếm tỷ trọng 84,3%) với 693.80,0 tỷ đồng, cũng là khu vực tăng nhanh nhất, gấp 4,3 lần, tương ứng tăng 532.296,3 tỷ đồng so với năm 2015; bình quân mỗi năm tăng 33,8% tương ứng tăng 106.459,3 tỷ đồng. Tiếp đến là khu vực DNNVV ngoài nhà nước với mức 124.271,6 tỷ đồng (chiếm 15,1% trong tổng doanh thu thuần) tăng 85,3% tương ứng 57.192,4 tỷ đồng so với năm 2015; bình quân mỗi năm tăng 13,1% tương ứng 11.438,4 tỷ đồng. DNNVV nhà nước có doanh thu thuần rất nhỏ và tăng trưởng chậm, năm 2019 chỉ đạt 5.189 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng doanh thu thuần của toàn khối DNNVV, tăng 26,4% so với năm 2015, bình quân mỗi năm tăng 4,8% tương đương tăng 217 tỷ đồng [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].

Về lợi nhuận: Tổng lợi nhuận trước thuế của khối DNNVV năm 2019

đạt 49.595,8 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 97,2% tổng lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp). Các chủ trương, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp FDI tăng nhanh về doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, với

57

công nghệ hiện đại, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh tăng trưởng nhanh. Năm 2019 đã có lợi nhuận trước thuế 48.208 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2015. Loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh và các ngành chức năng quan tâm hơn, ban hành và thực hiện bổ sung một số chính sách, giải phóng và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hằng năm đều tăng khá; hiệu quả SXKD từng bước chuyển biến tích cực. Năm 2015, nếu tính chung tổng thể khối doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn bị thua lỗ, thì đến năm 2019 đã có lợi nhuận trước thuế 1.228,6 tỷ đồng. Khu vực doanh nghiệp nhà nước mặc dù số doanh nghiệp giảm, sau khi tổ chức sắp xếp lại, kết quả và hiệu quả SXKD có chuyển biến tích cực. Năm 2019 đã có lợi nhuận trước thuế đạt 159,2 tỷ đồng tăng 57,5% so với năm 2015 (tương ứng tăng 58,1 tỷ đồng) [Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)