- Hỗ trợ DNNVV: Với cách hiểu thông thường thuật ngữ “hỗ trợ” mang ý nghĩa trợ giúp, giúp đỡ thì “hỗ trợ DNNVV” có nghĩa là tạo những điều kiện
1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình có 90% số doanh nghiệp trên địa bàn là DNNVV. Các DNNVV hoạt động đa ngành nghề. Hằng năm, DNNVV đóng góp trên 10% vào GRDP của tỉnh, 30% vào NSNN tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 90.000 lao động.
Các DNNVV của Ninh Bình gặp các khó khăn về vốn. Đa số các DNNVV có vốn tự có thấp, phần lớn là vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Có đến 80% doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn qua các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay do không đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Tính đến đầu năm 2015, toàn tỉnh có 1.700 DNNVV có vay nợ với tổng dư nợ 36.583 tỷ đồng. Tỉnh đã bố trí ngân sách nhằm nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp, tuyên truyền chủ trương chính sách phát triển kinh tế của trung ương và địa phương, phổ biến các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2014, tổng kinh phí là 6.025 triệu đồng và năm 2015, ước sẽ bố trí 7.936 triệu đồng
39
cho hoạt động hỗ trợ DNNVV và cả giai đoạn 2011-2015 NSNN đã hỗ trợ cho DNNVV 28.219 triệu đồng.
Cục Thuế Ninh Bình tích cực tuyên truyền, hướng dẫn đối tượng nộp thuế được thụ hưởng các ưu đãi về miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu, nghiên cứu rút ngắn thời gian, cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận, kê khai về thuế.
Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn, đơn giản hoá thủ tục vay vốn, tập trung cho vay đối với DNNVV có tình hình tài chính lành mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu vay. Sở Tài chính chỉ đạo xem xét giãn nợ đối với các doanh nghiệp trong SXKD, hỗ trợ thủ tục vay vốn đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh, điều chỉnh chính sách quy định mức thu phí tài nguyên và phí môi trường phù hợp từng sản phẩm.