Thực trạng chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 80)

- Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn như: chính sách tín dụng phục vụ

2.2.2.4. Thực trạng chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh

vừa tỉnh Bắc Ninh

Những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được tỉnh và ngành ngân hàng chú trọng, hiện đại hoá nhằm huy động tối đa nguồn vốn để phát triển DNNVV. Song, thiếu vốn để SXKD là hiện tượng phổ biến của DNNVV Bắc Ninh. Ngoài vốn tự có, các doanh nghiệp thường huy động từ gia đình, người thân hoặc vay ngân hàng. Hiện nay, các cơ chế, chính sách về tín dụng được Chính phủ ban hành tương đối đồng bộ, NHNN không còn can thiệp hành chính đối với cho vay mà ngân hàng thương mại được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về cấp tín dụng cho các doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Cùng với các hình thức cho vay truyền thống, NHNN ban hành cơ chế về các hình thức cấp tín dụng khác (bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá trị,...) nhằm tạo hành lang pháp lý cho các tài sản cố định mở rộng kênh cung cấp tín dụng cho DNNVV.

- Tình hình tiếp cận vốn: Tính đến 18-7-2018, các DNNVV tỉnh Bắc

Ninh đã thu hút 1.267 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17.083,47 triệu USD, trong đó, 425 dự án trong nước, vốn đầu tư đăng ký 39.592,76 tỷ đồng, tương đương 1.901,3 triệu USD; 842 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới, vốn đầu tư đăng ký 15.182,17 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt trên 17%. Hết năm 2017, có 880 dự án đi vào hoạt động tại các Khu công nghiệp, đóng góp 68% giá trị sản xuất công nghiệp, 95% kim ngạch xuất khẩu, 79% kim ngạch nhập khẩu và 40% tổng thu ngân sách trên địa bàn; tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 282.000 lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Với kết quả đạt được nêu trên, đa số doanh nghiệp lớn sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu, những tập đoàn lớn mạnh, xuyên quốc gia có tiềm lực rất lớn về tài

69

chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn sử dụng vốn vay tín dụng theo hình thức ngắn hạn hoặc dài hạn để hoạt động. Việc tiếp cận vốn vay tín dụng của 1 số doanh nghiệp lớn tương đối thuận lợi do là dự án lớn, khả năng thanh khoản cao, có tài sản và nguyên nhiên vật liệu dùng thế chấp và bảo đảm. Do đó, vốn vay tín dụng đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động SXKD của doanh nghiệp cũng còn gặp nhiều khó khăn do các nhu cầu về vốn, lao động, chính sách, nhân lực, đặc biệt là các DNNVV…, trong đó, nhu cầu cấp thiết về vốn vay tín dụng đang là rào cản lớn nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đến nay, có 197 dự án (tổng vốn 835 triệu USD tương đương khoảng 16.702 tỷ đồng) chấm dứt hoạt động và thu hồi GCNĐT/GCNĐKĐT do hoạt động kém hiệu quả hoặc không có khả năng triển khai dự án đầu tư. Có 92 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và có các khoản nợ người lao động, NSNN, các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác và không có khả năng chi trả; một số doanh nghiệp đang bị các ngân hàng thương mại tạm giữ tài sản đảm bảo để xử lý theo các hợp đồng tín dụng đã ký kết. Nguyên nhân chủ yếu doanh nghiệp gặp phải là do khó khăn về tiền vốn (chi phí lãi vay cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế do không có tài sản thế chấp), đơn hàng nên không có khả năng mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề… dẫn đến tình trạng nêu trên.

Tình hình cho DNNVV vay của các ngân hàng: Những năm qua, các

ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không ngừng mở rộng quy mô, phát triển mạng lưới, đặt phòng giao dịch mới tại các khu trung tâm thương mại, khu văn phòng cho thuê, khu công nghiệp, khu vực nông thôn nhằm khai thác tốt tiềm năng khách hàng, nhất là DNNVV thông qua việc mở rộng mạng lưới phục vụ và các dịch vụ kèm theo.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển nhanh cả về số lượng và mạng lưới chi nhánh giao dịch. Từ chỗ chỉ có 4 chi nhánh ngân hàng và 11 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở năm 2010, đến nay, mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng đã phát triển rộng khắp tỉnh với 36 đầu mối các

70

ngân hàng, trong đó có chi nhánh NHNN, 10 ngân hàng thương mại Nhà nước, 21 ngân hàng thương mại cổ phần, 1ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 1 Ngân hàng Phát triển, 26 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô, với hơn 1.000 điểm giao dịch, gồm cả các điểm giao dịch tự động ATM, POS [53].

Số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh gia tăng nhằm thu hút và cung ứng vốn thuận lợi cho thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững, đồng thời thực hiện tốt các mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều hình thức và sản phẩm huy động, hấp dẫn người gửi tiền. Nhờ đó nguồn vốn huy động đã có sự tăng trưởng tốt. Trong 5 năm (2015- 2019) nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh, bình quân tăng 9,7%/năm. Đến đến 31-12-2019, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 124.514 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cuối năm 2018, trong đó tiền gửi của tổ chức đạt 48.891 tỷ đồng, tăng 26,1%, chiếm tỷ trọng 39,3%; tiền gửi của cá nhân đạt 73.702 tỷ đồng, tăng 25,6%, chiếm tỷ trọng 59,2%; nguồn vốn huy động khác (bao gồm vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của các định chế tài chính…) là 1.921 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,5%. Huy động bằng ngoại tệ đạt 14.869 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng huy động [53].

Tổng dư nợ cho vay trên địa bản đến ngày 31/12/2019 đạt 89.499 tỷ đồng, tăng 11,11% so với cuối năm 2018, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 56.044 tỷ đồng, tăng 16,4%, chiếm tỷ trọng 62,6%; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 33.455 tỷ đồng tăng 3,1%, chiếm tỷ trọng 37,6%; Dư nợ bằng ngoại tệ là 5.495 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,1% [53].

Hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn trong tiếp cận vốn tín dụng và hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Theo đó, các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp/chương trình tín dụng (nâng hạn mức tín dụng, gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ; Chương

71

trình đồng hành cùng khách hàng DNNVV của hệ thống Ngân hàng Công thương; Chương trình tài trợ doanh doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Ngân hàng Sài gòn Thương tín; Gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho DNNVV của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển…) thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát chất lượng tín dụng một cách có hiệu quả, phù hợp với định hướng chung của toàn ngành; thực hiện tốt các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán; triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào các ngành, lĩnh vực SXKD ưu tiên, như: sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm để xuất khẩu, công nghiệp hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,... Công tác xử lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc nhằm thu hồi nợ, xử lý ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh. Đến nay, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 3.763 tỷ đồng (các chi nhánh ngân hàng là 3.747 tỷ đồng, Quỹ tín dụng nhân dân là 16 tỷ đồng); tổng nợ xấu theo Nghị quyết 42 được xử lý là 1.364 tỷ đồng, cụ thể: tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 đã xử lý (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt) 577 tỷ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42: 712 tỷ đồng; xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt: 74 tỷ đồng. Đến 31-12-2019 nợ xấu trên địa bàn là 1.001 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,1% tổng dư nợ cho vay [53]. Từ 10-7-2017, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục thực hiện điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên; tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, SXKD với lãi suất thấp hơn từ 0,5%- 1%/năm. Các ngân hàng thương mại chủ động trong tiếp cận dự án của các DNNVV để nắm bắt nhu cầu vay vốn, tìm dự án đầu tư và phương án SXKD

72

khả thi để chủ động thẩm định hồ sơ và cho vay. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, các ngân hàng đã có biện pháp theo dõi sát sao hơn hoạt động SXKD của doanh nghiệp để xác định thời gian cho vay và định kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ SXKD của DNNVV, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn Bắc Ninh, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần đã thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị các chương trình tín dụng, các gói hỗ trợ vốn đối với DNNVV, các sản phẩm dịch vụ tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hoạt động tài trợ nhằm giúp các DNNVV hiểu biết và mạnh dạn hơn trong tiếp cận vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần có chính sách và chiến lược tập trung cho vay hướng vào DNNVV, như:

+ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), bên cạnh các sản phẩm truyền thống còn có sản phẩm riêng cho khách hàng DNNVV như các dịch vụ đào tạo, tư vấn, giới thiệu, hỗ trợ khách hàng tham gia. Hiện DNNVV chiếm 60% khách hàng, với dư nợ tín dụng 59% của VietinBank.

+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) luôn coi DNNVV là khách hàng quan trọng được ưu tiên, năm 2018 dư nợ tín dụng của DNNVV tăng gấp 20 lần năm 2015, năm 2019 tổng dư nợ cho vay DNNVV chiếm 30-40% tổng dư nợ cho vay của Agribank.

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) thực hiện chương trình tín dụng cho DNNVV góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020 là: (1) về dịch vụ: BIDV cung ứng các dịch vụ hỗ trợ lập dự án, thu xếp vốn, tư vấn phát hành trái phiếu, niêm yết chứng khoán, tiền gửi, chi trả lương; (2) về tái cấu trúc tài chính: BIDV tư vấn miễn phí cho DNNVV nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, quản lý dòng tiền, tăng khả năng huy động vốn hoặc giảm thiếu chi phí vốn cho DNNVV.

Chính những nỗ lực của ngành ngân hàng mà hoạt động cho vay đối với DNNVV của các ngân hàng thương mại ở Bắc Ninh tăng mạnh qua các

73

năm. Khối các ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ trọng cho vay DNNVV so với tổng dư nợ cao nhất so với các khối ngân hàng trên địa bàn. Có thể thấy rằng, đối tượng khách hàng chủ yếu của khối ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng là các DNNVV, trong khi đó, khách hàng của khối ngân hàng thương mại nhà nước chủ yếu là các DNNN và các doanh nghiệp lớn. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo NHNN chi nhánh Bắc Ninh tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc vay vốn SXKD, không để doanh nghiệp nào đủ điều kiện mà không được vay vốn ngân hàng. Năm 2019, NHNN chi nhánh Bắc Ninh dành gói tài chính để cho vay với lãi suất tối đa là 10,5%, thậm chí có những khoản đầu tư sẽ được vay với lãi suất chỉ 8%. 

Tóm lại, những năm qua, với mục tiêu tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DNNVV phát triển, UBND tỉnh và NHNN chi nhánh Bắc Ninh đã chỉ đạo ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng triển khai kịp thời các Quyết định của Chính phủ, của NHNN về tín dụng, đặc biệt sử dụng có hiệu quả các gói kích thích kinh tế. Trên cơ sở đó đưa ra nhiều quyết sách đặc thù phù hợp với lợi thế của Bắc Ninh nhằm trợ giúp cho DNNVV phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)