Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 95)

- Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn như: chính sách tín dụng phục vụ

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bắc Ninh

nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bắc Ninh

Một là, các chính sách tài chính cần tạo ra môi trường bình đẳng cho

các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, hợp tác cạnh tranh lành mạnh nhằm khơi dậy, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế. Các giải pháp tài chính hỗ trợ cần thực hiện liên hoàn, đồng bộ nhằm trợ giúp cho DNNVV có đủ năng lực để tham gia vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn, đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Sự trợ giúp của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp nhằm tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để DNNVV tiếp cận cơ hội, thụ hưởng “sự trợ giúp” để tự cải cách, đổi mới và phát triển.

Hai là, huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính, đặc biệt là nguồn

lực tài chính của khu vực tư nhân để hỗ trợ phát triển DNNVV. Với tinh thần đó, cần tiếp tục rà soát, đồng bộ hoá và tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách tài chính tạo điều kiện và định hướng nguồn lực trong xã hội cho thành lập doanh nghiệp mới. Thu hút có hiệu quả, đa dạng các nguồn lực trong xã hội để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hiện tại lên quy mô lớn hơn. Chẳng hạn, để phát huy tính hiệu quả của các Quỹ bảo lãnh tín dụng tỉnh trong bối cảnh ngân sách tỉnh còn hạn hẹp; chính quyền tỉnh cần tích cực và chủ động hơn nữa, phối hợp với ban lãnh đạo của Quỹ bảo lãnh tín dụng tìm kiếm nguồn vốn từ khu vực tư nhân: các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, các hiệp hội,… Quỹ Phát triển DNNVV có thể phối hợp với các Quỹ đầu tư, Quỹ đầu tư mạo hiểm trong cho vay các dự án khởi nghiệp.

Ba là, các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV cần tạo cơ chế

để khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động SXKD. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhận định sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các DNNVV. Nếu phát huy được những lợi thế do cuộc cách mạng này mang lại

87

chắc chắn doanh nghiệp sẽ có cơ hội để thật sự bứt phá. Ngược lại, những doanh nghiệp không chuẩn bị cho bối cảnh mới rất có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những lộ trình và bước đi cụ thể, phù hợp không phải là chuyện riêng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh các DNNVV thiếu tiềm lực về vốn để đầu tư vào công nghệ, kinh nghiệm quản trị sản xuất còn yếu, không có chiến lược kinh doanh, hạn chế về năng lực cạnh tranh. Do đó, để DNNVV đón nhận được những cơ hội tốt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Với những chính sách tài chính cụ thể giúp DNNVV có đủ năng lực tài chính để đầu tư vào hạ tầng công nghệ số, nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức sản xuất; tập trung ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bốn là, hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV cần đặt

trong tổng thể với các chính sách vĩ mô khác, vừa tuân thủ các văn bản pháp luật chung của Chính phủ, vừa triển khai phù hợp với đặc thù của tỉnh Bắc Ninh. Do đó, chính sách cần được xây dựng trên cơ sở khoa học, đó là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp để có tính ổn định, khả thi cao. Đối tượng được hỗ trợ, phạm vi điều chỉnh của chính sách phải rõ ràng nhằm vừa phát huy hiệu quả của “sự trợ giúp” đối với phát triển DNNVV vừa đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng được thụ hưởng trợ giúp. Chính phủ - chủ thể thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách cần hình thành sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan trong việc phân tích các chính sách tài chính áp dụng cho DNNVV dựa trên các con số thực tế, cơ chế chia sẻ và phối hợp thông tin giữa các bên. Với cơ chế phối hợp này sẽ tạo ra được sự đồng bộ giữa các chính sách bộ phận, tạo ra sự nhất quán giữa các bên trong quá trình hoạch định chính sách, tạo ra sự đồng lòng của khu vực doanh nghiệp khi triển khai thực thi các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV.

88

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)