Kinh nghiệm của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 44)

- Hỗ trợ DNNVV: Với cách hiểu thông thường thuật ngữ “hỗ trợ” mang ý nghĩa trợ giúp, giúp đỡ thì “hỗ trợ DNNVV” có nghĩa là tạo những điều kiện

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nộ

Hiện nay, tổng số DNNVV tại Hà Nội chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm (chiếm 50,1% lao động các doanh nghiệp), tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào NSNN. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, nếu như tính đến hết ngày 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội là 69.247 doanh nghiệp thì chỉ sau 6 năm (2018), số lượng doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng gấp 2,17 lần, tương đương gần 420.000 doanh nghiệp.

Phát triển DNNVV là mục tiêu chiến lược trọng tâm mà thành phố Hà Nội đặt ra và hướng tới, tuy nhiên các DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn. Để trợ giúp và tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV phát triển, thành phố đã triển khai kịp thời, vận dụng linh hoạt các chính sách của Chính phủ đồng thời đưa ra nhiều “quyết sách” đặc thù nhằm khai thác lợi thế của Thủ đô trong trợ giúp các DNNVV phát triển.

- Đối với chính sách thuế: Hà Nội đã sử dụng linh hoạt, có hiệu quả

chính sách thuế của Chính phủ phù hợp với điều kiện của Thành phố, triển khai kịp thời các “chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế” nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNNVV phát triển. Đặc biệt, Cục Thuế Hà Nội đã tích cực triển khai nhanh cải cách thủ tục hành chính thuế như kê khai thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng, bưu điện nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm “sách nhiễu” cũng như chi phí hành chính cho người nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, như: Một số quy định về chế độ thu thuế không rõ ràng dẫn đến các cán bộ thuế có thể giải thích và áp dụng các khung thuế khác nhau đối với cùng đối tượng nộp thuế dẫn đến tình trạng trốn, lậu thuế; các quy định về thuế còn

37

rườm rà, đặc biệt thủ tục và thời gian hoàn thuế GTGT chưa phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp, gây khó khăn cho DNNVV…

- Đối với chính sách tín dụng: Các các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội

liên tục điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với chủ trương của NHNN, nhờ đó tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận vốn, thúc đẩy SXKD. Dư nợ tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tập trung chủ yếu vào lĩnh vực SXKD, nhất là lĩnh vực ưu tiên, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với phát triển DNNVV Hà Nội đã có chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, còn bất cập, như: Các ngân hàng thương mại đã thay đổi nhận thức và nỗ lực trong việc mở rộng cho vay đối với DNNVV, nhưng hoạt động cho vay vẫn gặp nhiều khó khăn. Dư nợ cho vay các DNNVV có tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với quy mô phát triển về nguồn vốn cũng như mạng lưới hoạt động của ngân hàng. DNNVV chủ yếu chỉ tiếp cận được nguồn vốn ngắn hạn, dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp (trên 20%) so với tổng dư nợ tín dụng.

- Đối với chính sách đất đai: Với mục tiêu giải quyết khó khăn về đất

đai, mặt bằng SXKD tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế, gỡ khó khăn cho DNNVV, Thành phố đã coi chính sách đất đai là một trong những mục tiêu trọng tâm cần được tháo gỡ, tuy nhiên hiện vẫn còn một số bất cập, như Thành phố vẫn thiếu các chính sách cụ thể về hình thành, vận hành các khu công nghiệp cho DNNVV, việc đền bù để xây dựng khu công nghiệp còn nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp thiếu đất để mở rộng sản xuất; giá cả thuê mặt bằng trong khu công nghiệp còn cao so với khả năng của DNNVV; trên địa bàn Thành phố, hiện còn nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế không sử dụng hết đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích trong khi các DNNVV lại thiếu đất SXKD, phải thuê lại với giá cao và không ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)