- Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn như: chính sách tín dụng phục vụ
3.2.2.4. Giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng đối với tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh
Một là, xây dựng mô hình chuyên môn hoá tín dụng theo quy mô, khu
vực, ngành nghề hoạt động kinh doanh của DNNVV Bắc Ninh.
Ngân hàng thương mại cần xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu về khách hàng, phân chia từng nhóm khách hàng để từ đó có chính sách và bố trí cán bộ có năng lực sở trường phù hợp, đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Việc chuyên môn hoá sẽ giúp ngân hàng hiểu khách hàng, có kinh nghiệm trong thẩm định ngành nghề kinh doanh, khai thác triệt để tiềm năng của khách hàng, giảm chi phí quản lý vốn vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thương mại cần đưa ra các sản phẩm có tính liên kết toàn hệ thống, sản phẩm có tính ràng buộc trong quan hệ với khách hàng. Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại phục vụ khép kín, tạo sự tin tưởng, điều kiện thuận lợi cho khách hàng yên tâm hoạt động sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời thông qua việc khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng có điều kiện theo dõi nắm bắt tình hình SXKD, tài chính của khách hàng toàn diện hơn.
102
Ha là, đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát
triển của DNNVV, ban hành chính sách cho vay cụ thể đối với DNNVV. Trong chiến lược mở rộng tín dụng với DNNVV, các ngân hàng thương mại xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh chuyên biệt đối với DNNVV và chiến lược này phải được quán triệt với tất cả nhân viên ngân hàng. Hiện nay, DNNVV là đối tượng khách hàng lớn, phong phú đa dạng về đặc điểm, tính chất. Vì vậy, để khai thác tiềm năng và phục vụ tốt hơn với nhóm khách hàng DNNVV đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng sáng tạo, mở rộng các hình thức tín dụng mới phù hợp với sự phát triển ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp của DNNVV. Cùng với việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng thoả mãn nhu cầu khách hàng, các ngân hàng phải có cơ chế kiểm soát rủi ro với các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho nhóm khách hàng là DNNVV.
Hiện nay, định giá các khoản vay là một khâu quan trọng nhất trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Lãi suất nhận gửi và cho vay không chỉ giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mỗi ngân hàng. Đã đến lúc, các khách hàng không phải tìm đến ngân hàng để “xin vay vốn” mà có quyền lựa chọn ngân hàng tốt nhất để vay và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt hơn. Một trong những yếu tố quan tâm nhất của khách hàng là lãi suất vay vì đó chính là chi phí đầu vào của mỗi doanh nghiệp. Trước đây, các ngân hàng thương mại thường định giá các khoản vay theo hướng phân biệt giữa DNNN với DNNVV, ngân hàng thường cho các doanh nghiệp nhà nước vay với lãi suất thấp hơn DNNVV. Trong cơ chế nền kinh tế thị trường hiện nay, Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh đã nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của DNNVV, đồng thời thực thi nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho các DNNVV phát triển, các ngân hàng thương mại cần duy trì lãi suất cho vay đối với khách hàng DNNVV một mức giá hợp lý và phù hợp với thị trường. Chính vì vậy, việc định giá chính xác để tìm ra lãi suất hợp lý cho ngân hàng là vấn đề cấp thiết hiện nay.
103
Xuất phát từ những khó khăn mà các DNNVV tỉnh Bắc Ninh gặp phải trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Để hỗ trợ vốn cho các DNNVV Bắc Ninh, thì hoàn thiện sử dụng giải pháp tín dụng theo hướng:
- Tỉnh Bắc Ninh tạo lập cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để DNNVV duy trì hoạt động và trả nợ thay vì phá sản. Các các tổ chức tín dụng cần nới lỏng tiêu chí và hình thức bảo lãnh để DNNVV tiếp cận và có thể vay vốn để duy trì hoạt động SXKD.
- Tỉnh Bắc Ninh nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyển khích các ngân hàng thương mại trên địa bàn tăng mức dư nợ tín dụng và ưu tiên nguồn vốn cho các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp, Bắc Ninh sẽ yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính bố trí nguồn ngân sách từ nguồn trợ giúp phát triển DNNVV.
Các tổ chức tín dụng cần giảm các điều kiện vay đối với các DNNVV. Có cơ chế, chính sách tiền tệ tín dụng phù hợp với việc đầu tư vốn cho DNNVV mở rộng quy mô hoạt động. Vì hiện nay, nhiều doanh nghiệp thương mại, làng nghề muốn vay số vốn hàng trăm triệu đồng trở lên, thời gian 3-5 năm để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao dây chuyền công nghệ sản xuất nhưng nhà xưởng thế chấp chưa đủ yếu tố pháp lý (sổ đỏ), hoặc tài sản thế chấp không đủ giá trị cần thiết và nhiều thủ tục quy định khác mà ngân hàng không thể cho vay... Do vậy, cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho ngân hàng và doanh nghiệp thì UBND tỉnh Bắc Ninh cần phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng để trợ giúp DNNVV khi không đủ tài sản thế chấp có thể vay được nguồn vốn cần thiết phục vụ SXKD.
Trên cơ sở chiến lược tổng thể và chiến lược định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, các tổ chức tín dụng cần bám sát các chương trình phát triển DNNVV nhất là các làng nghề truyền thống, các hộ gia đình... để xác định điểm đầu tư và định mức đầu tư đối với các loại hình làng nghề chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông - lâm - thuỷ sản để tăng cường phục vụ, cải tiến đầu tư, mở ra khả năng
104
tiếp cận vốn rộng rãi hơn. Có như vậy, các làng nghề truyền thống mới có thể đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành các cụm công nghiệp và dịch vụ lớn, thu hút lao động nhàn rỗi, đưa văn minh công nghiệp vào các làng nghề truyền thống.
Các tổ chức tín dụng cần có các biện pháp khuyến khích DNNVV vay vốn đầu tư phát triển SXKD như nâng mức cho vay không có đảm bảo đối với các cơ sở sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công, hàng may mặc xuất khẩu... Bên cạnh việc thẩm định giá trị tài sản thế chấp là nhà xưởng, tài sản gắn liền với đất đã trong vùng quy hoạch ổn định, có đầy đủ hồ sơ pháp lý thì nên cân nhắc để có định giá hợp lý nhằm nâng mức vay có thế chấp tương ứng giá trị tài sản đảm bảo. Vấn đề này, trong luật đất đai đã được tiếp cận và trao quyền rộng rãi hơn cho người sử dụng đất.
Để giảm thiểu thời gian thẩm định dự án, tạo điều kiện cho các DNNVV nhanh chóng tiếp cận vốn vay, các tổ chức tín dụng cần bố trí cán bộ thẩm định dự án đầu tư chuyên trách ở từng đơn vị trực tiếp cho vay. Đây là vấn đề mà thực tế cho thấy chuyên môn hoá trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay nói riêng, đặc biệt là cho vay các DNNVV sẽ tạo ra những hiệu quả nhất định trong việc phục vụ các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay của ngân hàng.
Tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách khuyến khích phát triển, mở rộng các tổ chức tín dụng cổ phần, các ngân hàng hợp tác xã ở tại xã, phường, làng nghề truyền thống để tạo thêm kênh dẫn vốn đến DNNVV, các chủ trang trại, các hộ SXKD.
- Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh Bắc Ninh và các ngân hàng thương mại trên địa bàn Bắc Ninh để đưa ra các biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn cho DNNVV trên địa bàn. Bằng các gói hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi, chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để hiểu nhau hơn, cùng hợp tác để đảm bảo lợi ích của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện nay và những năm tới, sẽ có nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ “vào” Bắc Ninh nên cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng sẽ càng gay gắt.
105
Ngân hàng rất cần doanh nghiệp để mở rộng thị trường, doanh nghiệp rất cần ngân hàng để giải quyết khó khăn về vốn. Bắc Ninh cần có cơ chế tăng cường quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp dưới nhiều hình thức nhằm giải quyết và đạt lợi ích của cả hai bên.