Khái quát về tình Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 53)

- Hỗ trợ DNNVV: Với cách hiểu thông thường thuật ngữ “hỗ trợ” mang ý nghĩa trợ giúp, giúp đỡ thì “hỗ trợ DNNVV” có nghĩa là tạo những điều kiện

2.1.1. Khái quát về tình Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp thành phố Hà Nội. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 822.71 km2 với 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Bắc Ninh), 1 thị xã (Từ Sơn) và 6 huyện (Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài) [82].

Bắc Ninh được biết đến là vùng đất cổ xưa gắn với quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng, là trung tâm của xứ Kinh Bắc, xưa kia Luy Lâu từng là trung tâm kinh tế - chính trị - tôn giáo sớm nhất của Việt Nam. Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng; nơi khởi dựng cơ đồ của Thuỷ tổ Việt Nam - Kinh Dương Vương; nơi phát tích Vương triều Lý - triều đại khai mở và xây dựng nền văn minh Đại Việt; sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử, văn hoá, quân sự tiêu biểu như Lê Văn Thịnh, Cao Lỗ Vương và nhiều nhà cách mạng tiền bối của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt…; quê hương của lễ hội, của nghệ thuật dân gian và làng nghề truyền thống, của những làn điệu Dân ca quan họ mượt mà đằm thắm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; hội tụ rất nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hoá Việt Nam.

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập và chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX tại kỳ họp thứ 10, tháng 11/1996. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, tạo đà phát triển cho quê hương Bắc Ninh trong giai đoạn mới. Khi mới tái lập, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp kém, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế

44

chủ yếu là nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, song với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, đến nay Bắc Ninh đã cơ bản thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội thuộc nhóm đứng đầu, như: Quy mô GRDP đứng thứ 7 (187,2 tỷ đồng, tăng tốc độ tăng trưởng đạt 10,6%); giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 1 (1.276 nghìn tỷ đồng); các chi tiêu: GRDP bình quân đầu người (6.498 USD), kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 (34,85 tỷ USD) đứng thứ 2; thu ngân sách đứng thứ 9 (28.104 tỷ đồng); nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế thuộc nhóm dẫn đầu (tỷ lệ kiên cố phòng học đạt 98,5%; tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 100%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 94,6%); nhiều chính sách an sinh xã hội đi trước và thực hiện ở mức cao hơn với Trung ương, như: hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho người nghèo; trợ cấp cho người cao tuổi; hỗ trợ điện thắp sáng cho khu vực nông thôn, chương trình sữa học đường (từ 2014 đến nay), hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi… [82].

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, duy trì mức tăng trưởng cao, góp phần đưa bắc ninh trở thành cực tăng trưởng của vùng Thủ đô và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Tổng sản phẩm trên địa bản tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016- 2020 ước tính 8,6%/năm (cao hơn mức 6,8%/năm bình quân cả nước) GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 6.547 USD, gấp 1,3 lần so với năm 2015 và gấp 2,3 lần bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, duy trì tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ở mức trên 97%. Năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,5%, dịch vụ chiếm 21,9%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 2,6% (năm 2015, tỷ lệ tương ứng là (71,2%; 24,8% và 4,0%) [83]. Công nghiệp điện tử trở thành ngành mũi nhọn, giữ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế và đưa Bắc Ninh

45

trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Thương mại, dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng theo hướng văn minh, hiện đại, thu hẹp khoảng cách giữa thị trường khu vực thành thị và nông thôn. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, ứng dựng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác quy hoạch được triển khai đồng bộ, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, tạo động lực để Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thu NSNN tăng nhanh, năm 2020 ước đạt 29,3 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2015, bình quân tăng 14,1%/năm. Lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị được chú trọng. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đánh giá:

Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Kinh tế - xã hội phát triển, thu nhập dân cư tăng nhanh, hình thành các nền tảng để xây dựng Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước, phát triển hài hoà trong từng bước tăng trưởng với phát triển văn hoá và đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, đứng đầu toàn quốc về quy mô; công tác xúc tiến và thu hút đầu tư hiệu quả, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn, có thương hiệu, uy tín toàn cầu. Thu ngân sách tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu chi ngân sách địa phương và điều tiến về Trung ương. Phát triển toàn diện văn hoá, xã hội, nhiều chỉ tiêu, lĩnh vực nằm trong tốp đầu cả nước, đời sống của nhân dân được nâng lên theo hướng tiện ích và văn minh. Công tác quản lý tài nguyên được tăng cường, có nhiều giải pháp trong khắc phục ô nhiễm môi trường trường để phát triển bền vững. Công tác quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng đảng được quân tâm, chú trọng; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có nhiều đổi mới; hệ thống chính trị được củng cố, lòng tin của nhân dân nâng cao [83, tr.27-28].

46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)