Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 49)

- Hỗ trợ DNNVV: Với cách hiểu thông thường thuật ngữ “hỗ trợ” mang ý nghĩa trợ giúp, giúp đỡ thì “hỗ trợ DNNVV” có nghĩa là tạo những điều kiện

1.3.2.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á), chính sách phát triển DNNVV đã trở thành một trong những chính sách trọng tâm của công cuộc cải cách nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã thành lập Ủy ban khuyến khích DNNVV - cơ quan độc lập trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, gồm: Quỹ phát triển DNNVV hằng năm được Chính phủ cấp vốn từ nguồn viên trợ nước ngoài và khu vực tư nhân. Ủy ban có trách nhiệm đề xuất, xây dựng, thực thi các chính sách phát triển và hỗ trợ các DNNVV. Hệ thống các chính sách hỗ trợ tín dụng của Thái Lan được thực hiện theo kế hoạch và lộ trình với các bước phát triển cơ bản. Song song với kế hoạch và lộ trình phát triển dài hạn, các chương trình phát triển DNNVV cũng được thực hiện hằng năm với các hoạt động hiệu quả về thành lập, phát triển thị trường vốn cho DNNVV, hỗ trợ tìm kiếm thị trường. Chính phủ Thái Lan đã nhận thức được vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết của các chính sách, biện pháp hỗ trợ cũng như tạo điều kiện cho DNNVV phát triển, đặc biệt là khả năng hỗ trợ nguồn vốn vay. Các chính sách hỗ trợ tài chính luôn được coi là trọng tâm mà trong đó các mô hình bảo lãnh, hỗ trợ tín dụng được thực hiện tối đa, nhằm tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả các nguồn vốn vay phục vụ hoạt động SXKD, góp phần ổn định, duy trì sự phát triển của các DNNVV.

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)