Chính sách bảo lãnh tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 108)

- Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn như: chính sách tín dụng phục vụ

3.2.2.3. Chính sách bảo lãnh tín dụng

Một là, tăng quy mô vốn của tổ chức bảo lãnh. Nghị định 34/2018 về

việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV có quy định vốn tối thiểu của mỗi Quỹ bảo lãnh phải đạt 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp nếu chỉ sử dụng nguồn vốn từ ngân sách của các địa phương để thực hiện hoạt động bảo lãnh tín dụng thì rất khó để tăng quy mô vốn đáp ứng theo quy định của Nhà nước. Vì vậy, để tăng quy mô vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng nên tìm kiếm sự đóng góp của các tổ chức tư nhân. Các Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể khai thác nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề. Thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng đến các doanh nghiệp. Một mặt giúp doanh nghiệp nắm được thông tin về hoạt động của Quỹ, mặt khác khi doanh nghiệp đã hiểu về mục đích hoạt động của Quỹ sẽ góp vốn vào Quỹ.

Hai là, các quỹ bảo lãnh tín dụng nên tăng cường hợp tác với các ngân

hàng thương mại trên cơ sở lựa chọn các ngân hàng mục tiêu, không mở rộng với tất cả các ngân hàng trong hệ thống.Tổ chức bảo lãnh nên lựa chọn những ngân hàng có nhiều khách hàng là DNNVV (chiếm hơn 50% của toàn ngành ngân hàng) hoặc có thể lựa chọn một số ngân hàng có khách hàng là DNNVV

101

đủ điều kiện và phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên của địa phương.

Ba là, hình thành hệ thống bảo lãnh tín dụng theo mô hình 2 cấp.Trong

đó, hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng là cấp 1- do chính quyền địa phương thực hiện và hoạt động bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển là cấp 2- do Chính phủ thực hiện. Trên cơ sở đó, có sự phối hợp, trao đổi nghiệp vụ và trợ giúp về nguồn vốn giữa các Quỹ bảo lãnh tín dụng và Ngân hàng Phát triển. Điều này là hết sức cần thiết do quy mô vốn của hầu hết các Quỹ bảo lãnh tín dụng hiện còn khá nhỏ, sẽ hạn chế khả năng mở rộng số lượng và quy mô bảo lãnh của các Quỹ. Với mô hình 2 cấp bảo lãnh tín dụng từ trung ương đến địa phương, khi các Quỹ bảo lãnh tín dụng đã chạm đến mức giới hạn bảo lãnh hoặc với những hợp đồng bảo lãnh lớn thì Quỹ bảo lãnh tín dụng cần nhờ đến sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)