Tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 43)

- Hỗ trợ DNNVV: Với cách hiểu thông thường thuật ngữ “hỗ trợ” mang ý nghĩa trợ giúp, giúp đỡ thì “hỗ trợ DNNVV” có nghĩa là tạo những điều kiện

1.2.3. Tác động của chính sách tài chính đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

nhỏ và vừa

Thứ nhất, tác động của chính sách thuế đến phát triển DNNVV.

Xét trên góc độ vĩ mô, chính sách thuế được sử dụng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua việc quy định tỷ lệ động viên của thuế trên GDP, sử dụng chính sách thuế để tác động đến cơ cấu tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư chung của nền kinh tế. Một chính sách thuế hợp lý có tác động rất lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm. Xét trên góc độ vi mô, chính sách thuế có tác động tới hành vi của từng chủ thể trong đó có DNNVV.

Thuế GTGT có tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá dịch vụ, từ đó có tác động đến cung cầu hàng hoá trên thị trường. Nhà nước sử dụng thuế GTGT, một mặt để điều tiết lưu thông hàng hoá trên thị trường, mặt khác để tăng nguồn thu cho NSNN. Còn đối với doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế GTGT cần quan tâm tới hai yếu tố. Một là, các quy định liên quan đến khấu trừ thuế, tức là liên quan đến các hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ đầu vào kể cả mua tài sản cố định. Doanh nghiệp cần phân chia thành 2 khoản: thuế GTGT có thể khấu trừ và thuế GTGT không được khấu trừ. Hai là, các quy định liên quan đến việc tính thuế, tức là liên quan đến các hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ đầu ra, kể cả bán tài sản cố định. Chênh lệch giữa số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT đầu vào dương đây là số thuế doanh nghiệp phải nộp. Nếu chênh lệch này âm thì đây là số thuế GTGT doanh nghiệp được hoàn lại. Để xác định được số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn lại thì doanh nghiệp cần phải lưu giữ nhiều hoá đơn, chứng từ, sổ sách có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ đầu ra và đầu vào. Kế đến, các thủ tục về kê khai, hoàn thuế cũng rất phức tạp làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

32

Thuế TNDN có tác động trực tiếp đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp. (1) Thuế TNDN có ảnh hưởng đến quyết định tìm nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Trong môi trường có thuế khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn nợ thì chi phí lãi vay là một trong những chi phí hợp lệ được trừ khi tính thu nhập chịu thuế điều này sẽ tạo ra “tấm lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí thuế. Nếu thuế suất thuế TNDN tăng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi sẽ làm chi phí sử dụng vốn vay sau thuế giảm, từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có xu hướng gia tăng sử dụng nguồn vốn nợ hơn là sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. (2) Doanh nghiệp chỉ quyết định đầu tư trong trường hợp lợi nhuận sau thuế lớn hơn chi phí sử dụng vốn bình quân. Mà cả lợi nhuận sau thuế và chi phí sử dụng vốn bình quân đều chịu ảnh hưởng của thuế suất thuế TNDN, do đó chính sách thuế TNDN, mà trực tiếp là thuế suất thuế TNDN sẽ tác động trực tiếp tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, các quy định miễn, giảm thuế TNDN cũng sẽ tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Nếu lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư. (3) Chính sách thuế TNDN tác động đến quyết định phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp qua các hình thức ưu đãi thuế như: chiết khấu đầu tư hoặc tín dụng thuế đầu tư. Khi các hình thức ưu đãi này được sử dụng sẽ khuyến khích doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận tái đầu tư.

Thứ hai, tác động của chính sách tín dụng đến phát triển DNNVV.

- Tác động của chính sách tín dụng đến quyết định tìm nguồn tài trợ của DNNVV.

Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn nợ là một trong hai kênh tài trợ chính cho hoạt động SXKD, do đó lãi suất cho vay sẽ tác động đến chi phí sử dụng vốn - là chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Khi lãi suất cho vay tăng lên sẽ tác động làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang các kênh huy động vốn khác như: huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu, tăng cường chiếm dụng vốn của

33

khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bị hạn chế từ kênh vay nợ ngân hàng. Đối với các DNNVV, việc huy động vốn qua thị trường tài chính là khá khó khăn do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn. Trong bối cảnh lãi suất tăng lên, các DNNVV có xu hướng sử dụng các nguồn tín dụng không chính thức hoặc từ nguồn vốn vay của gia đình, bạn bè. Ngược lại, khi lãi suất cho vay giảm xuống sẽ khuyến khích doanh nghiệp gia tăng sử dụng nguồn vốn nợ chính thức của hệ thống ngân hàng.

Những thay đổi của quy chế tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng. Tại các quốc gia này, do thị trường tài chính chưa phát triển nên phần lớn vốn đầu tư của nền kinh tế đi qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy, khi những quy chế tín dụng thay đổi sẽ khiến nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị gián đoạn hoặc bị thu hẹp và khó tiếp cận, ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động nguồn vốn nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cấu trúc nguồn tài trợ. Trường hợp ngược lại, khi những quy chế tín dụng dễ dàng hơn hoặc Chính phủ thành lập các tổ chức tín dụng đặc biệt chuyên cung cấp vốn cho DNNVV, tổ chức chuyên bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thì việc vay vốn trên thị trường chính thức qua các ngân hàng thương mại trở nên dễ dàng hơn với DNNVV. Phản ứng tự nhiên các doanh nghiệp này sẽ gia tăng việc sử dụng nguồn vốn nợ.

- Tác động của chính sách tín dụng đến quyết định đầu tư của DNNVV. Các nghiên cứu lý thuyết đã cho thấy rõ mối quan hệ giữa các mức lãi suất và tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Theo đó tỷ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi < lãi suất cho vay < tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế trong cùng kỳ hạn lãi suất. Như vậy, xu hướng biến động của lãi suất thị trường sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ chỉ thực hiện đầu tư khi lãi suất cho vay nhỏ hơn tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của dự án đầu tư. Sự tăng lên của lãi suất cho vay đòi hỏi các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ suất sinh lời cao

34

hơn và kết quả là số dự án đầu tư có thể thực hiện với mức lãi suất cao hơn sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi lãi suất cho vay giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả SXKD và khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp sẽ là động lực để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động SXKD.

Trong một thị trường không hoàn hảo luôn xuất hiện tình trạng bất cân xứng thông tin giữa người đi vay (doanh nghiệp) và người cho vay (ngân hàng). Nhằm hạn chế rủi ro lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức do tình trạng bất cân xứng thông tin gây ra có tác động xấu đến hệ thống ngân hàng, ngân hàng Trung ương sẽ ban hành các quy chế tín dụng để kiểm soát hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Trong chu kỳ tăng trưởng, giá trị tài sản ròng và giá trị các tài sản có tính thanh khoản của doanh nghiệp tăng lên, các quy chế tín dụng được nới lỏng, ngân hàng mở rộng cho vay, các dự án đầu tư của doanh nghiệp theo đó cũng gia tăng. Ngược lại trong chu kỳ khủng hoảng, giá trị các tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp giảm, độ rủi ro tăng lên, dẫn đến các doanh nghiệp có xu hướng chấp nhận các dự án có mức độ rủi ro cao hơn, khiến cho khả năng hoàn trả khoản vay giảm xuống. Trong trường hợp này, rủi ro đạo đức và lựa chọn nghịch tăng lên, Ngân hàng Trung ương sẽ thắt chặt quy chế tín dụng, hạn chế dòng vốn tín dụng của ngân hàng đến những lĩnh vực đầu tư có rủi ro cao hoặc những khách hàng có mức độ minh bạch về tài chính thấp. Điều này sẽ tác động nhiều hơn đến các DNNVV so với doanh nghiệp lớn có mức độ minh bạch tài chính cao hơn. Ngân hàng sẽ hạn chế cấp tín dụng cho các DNNVV, đầu tư của doanh nghiệp vì thế cũng sẽ giảm theo.

- Tác động của chính sách tín dụng đến quyết định phân chia lợi nhuận của DNNVV.

Mọi sự thay đổi của lãi suất cho vay và quy chế tín dụng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, hay nói cách khác là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận tạo ra và cách thức phân chia lợi nhuận của

35

doanh nghiệp. Trong trường hợp thắt chặt tín dụng (lãi suất cho vay tăng, điều kiện vay vốn khó khăn hơn), DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với doanh nghiệp lớn khi muốn vay vốn tín dụng ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ có xu hướng giữ lại lợi nhuận nhiều hơn nếu có ý định mở rộng kinh doanh hoặc tái đầu tư.

Thứ ba là, tác động của chính sách tài chính đất đai đến phát triển DNNVV

Các nghĩa vụ tài chính đất đai của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào, tính ổn định trong hoạt động của DNNVV, từ đó có tác động tới các quyết định tài chính của doanh nghiệp.

- Nếu các quy định tài chính liên quan đến đất đai, mặt bằng SXKD của doanh nghiệp được thiết kế rõ ràng, minh bạch, dễ tính toán sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sắp xếp nguồn tài chính để hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước. Nhờ vậy, giúp tăng tính ổn định trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp có thể sử dụng đất đai được cấp quyền sử dụng đất hoặc đất thuê của Nhà nước một cách hợp pháp làm tài sản thế chấp vay vốn tại các ngân hàng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nguồn vốn nợ nhiều hơn do dễ dàng vay vốn hơn trên thị trường chính thức qua kênh ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước, doanh nghiệp có mặt bằng SXKD ổn định, lâu dài doanh nghiệp sẽ yên tâm đầu tư vào nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị để mở rộng SXKD.

- Các nghĩa vụ tài chính về đất đai là một bộ phận trong chi phí SXKD của doanh nghiệp. Các khoản thu về đất đai của Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ trực tiếp làm giảm đầu tư của doanh nghiệp. Nếu số tiền thuê đất, thuế đất tăng lên khiến chi phí đầu vào tăng, làm giảm sút lợi nhuận của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bị thu hẹp. Ngược lại nếu số tiền thuê đất, thuế đất giảm xuống hoặc Chính phủ, chính quyền địa phương có những chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuế đất giúp làm giảm chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được mở rộng.

36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)