Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Một là, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền

kinh tế. Trong những năm gần đây khu vực DNNVV có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác trên toàn cầu. Ở những nước phát triển, nhất là các nước đang phát triển, số lượng DNNVV có tốc độ tăng nhanh hơn so với số lượng doanh nghiệp lớn, nhờ đó DNVV thực hiện tốt vai trò lưu thông với mạng lưới rộng khắp, phủ kín các khâu phân phối nhỏ lẻ trong tái sản xuất xã hội, từ đó đã và đang tạo ra những thuận lợi hơn cho tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều quốc gia khác có sự đóng góp đáng kể của các DNNVV. 65% sản lượng đầu ra trong các ngành công nghiệp của Nhật Bản đến từ khu vực DNNVV, tại Đức là 48% trong khi tại Mỹ là 45% [84].

21

lao động. Một trong những đặc điểm chung của các DNNVV đó là có xu hướng sử dụng nhiều lao động. Các doanh nghiệp này thường sử dụng nhiều lao động trên một đồng vốn đầu tư hơn so với các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, khu vực doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm đặc biệt là việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp. DNNVV còn thường xuyên cung cấp những cơ hội việc làm với mức lương cơ bản cho người lao động có trình độ thấp hoặc phụ nữ nghèo ở nông thôn, đóng góp quan trọng vào quá trình giảm nghèo của các quốc gia.

Ba là, DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá. DNNVV phân bố một cách rộng rãi hơn các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp này có mặt tại khắp các vùng miền, là động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các khu vực, giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa thành thị và nông thôn.

Bốn là, DNNVV tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người

lao động. Với đặc điểm của DNNVV là sử dụng vốn ít và nhiều lao động. Do đó, DNNVV tạo ra việc làm cho mọi đối tượng trong xã hội từ thành thị đến nông thôn, từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ. Sự lớn mạnh của DNNVV tạo ra việc làm và thu nhập nhiều cho nền kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho các khu vực nông thôn, qua đó giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

DNNVV không chỉ tạo ra việc làm thường xuyên cho lao động làm việc ở các DNNVV, mà còn tạo cơ hội để lao động ngoài DNNVV có việc làm. So với các doanh nghiệp lớn, các DNNVV có tốc độ thu hút lao động lớn hơn rất nhiều. Các DNNVV thu hút lao động thuộc mọi lĩnh vực lao động, nhiều trình độ chuyên môn, nghề khác nhau, từ lao động chưa qua đào tạo đến lao động đã qua đào tạo. Nhìn chung các DNNVV giải quyết được nhiều việc làm hơn các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Năm là, hầu hết sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp nhỏ là nguyên

liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm của các doanh nghiệp lớn. Bằng cách này, các doanh nghiệp đã tạo ra mối liên kết công nghiệp giữa các doanh nghiệp sản

22

xuất nhỏ tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương với các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, các DNNVV còn góp phần gia tăng đáng kể lượng vốn tiết kiệm đầu tư vào nền kinh tế. Nguồn tài trợ chính của các DNNVV là vốn tự có của chủ sở hữu và các khoản vay từ tiền tiết kiệm của người thân, bạn bè. Điều này đặc biệt đúng trong thời gian đầu khi các doanh nghiệp mới thành lập. Một lượng vốn nhàn rỗi lớn trong xã hội được đầu tư vào nền kinh tế qua hoạt động của DNNVV.

Sáu là, DNNVV tạo điều kiện ươm mầm các tài năng doanh nhân và thu

hút vốn và các nguồn lực sẵn có trong xã hội.

Với đặc điểm về quy mô nhỏ, DNNVV là điều kiện thực tế để hàng triệu công dân tự lập doanh nghiệp, tự quản lý và điều hành doanh nghiệp. Bắt đầu từ quản lý doanh nghiệp siêu nhỏ mà dần trở thành các nhà quản lý doanh nghiệp lớn, có thể giúp doanh nghiệp của mình phát triển theo hướng quy mô lớn như thế nào, nhiều nhà quản lý kinh doanh giỏi sẽ được ươm mầm ngay từ trong trong quá trình phát triển DNNVV.

Vốn được sử dụng để kết hợp với các nguồn lực khác trong DNNVV như nhân lực, khoa học, công nghệ, đất đai,... để SXKD. Tuy nhiên, trong thực tế các DNNVV luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn thì một lượng vốn nhàn rỗi lớn trong người dân chưa được huy động. Trong khi chính sách huy động vốn của hệ thống các ngân hàng còn hạn chế và chưa tạo được niềm tin với những người dân thì nhiều DNNVV đã tiếp cận được nguồn vốn này để SXKD, hoặc tự thân người dân bỏ vốn để đầu tư SXKD, thành lập các doanh nghiệp để SXKD. Vì vậy, DNNVV còn có vai trò tạo vốn cho nền kinh tế.

1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)