Các hình thức hỗ trợ của chính sách thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 36)

- Hỗ trợ DNNVV: Với cách hiểu thông thường thuật ngữ “hỗ trợ” mang ý nghĩa trợ giúp, giúp đỡ thì “hỗ trợ DNNVV” có nghĩa là tạo những điều kiện

1.2.2.1. Các hình thức hỗ trợ của chính sách thuế

26

- Hỗ trợ thông qua mức thuế suất thuế TNDN: Sử dụng mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn so với mức thuế suất phổ thông và áp dụng với tất cả các DNNVV.

- Thực hiện miễn, giảm thuế TNDN có thời hạn: Là việc Nhà nước miễn một phần hoặc toàn bộ số thuế TNDN của các DNNVV phải nộp theo luật định trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này có thể áp dụng cho một số loại hình DNNVV hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích phát triển như: nông nghiệp, công nghệ cao, khởi nghiệp.

- Thực hiện giãn thời gian nộp thuế TNDN: Trong giai đoạn suy thoái hay khủng hoảng của nền kinh tế, Nhà nước thực hiện giãn thời gian nộp thuế TNDN cho các DNNVV. Hình thức hỗ trợ này giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn tạm thời về tài chính trong giai đoạn khó khăn.

- Chiết khấu đầu tư (khấu trừ chi phí đầu tư): Là hình thức giảm thuế dựa trên giá trị của các khoản đầu tư đáp ứng đủ điều kiện ưu đãi. Chiết khấu đầu tư cho phép doanh nghiệp thực hiện đầu tư được khấu trừ bổ sung một tỷ lệ nhất định tính trên giá trị đầu tư vào chi phí trước khi tính thuế, làm giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Chiết khấu đầu tư có thể được áp dụng chung với tất cả các loại hình đầu tư hoặc có thể được sử dụng cho một số hình thức đầu tư cụ thể như đầu tư vào các máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến hoặc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. So với hình thức miễn, giảm thuế có thời hạn thì hình thức ưu đãi chiết khấu đầu tư là một công cụ tốt hơn khi cần thúc đẩy đầu tư, đồng thời tạo ra sự minh bạch hơn và dễ kiểm soát hơn. Chiết khấu đầu tư có tác dụng rất tốt trong việc khuyến khích, hỗ trợ đầu tư do đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ số vốn mà họ đầu tư, và do đó, có tác động trực tiếp đến chi phí, giá thành sản phẩm. Với hình thức này, cả doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp mới đều được hưởng lợi.

- Tín dụng thuế: Là hình thức ưu đãi cho phép doanh nghiệp được trừ trực tiếp một khoản tiền nhất định vào số thuế TNDN phải nộp hoặc được hoàn trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ, làm giảm trực tiếp nghĩa vụ thuế

27

của doanh nghiệp. Tín dụng thuế có nhiều loại như: tín dụng thuế đầu tư, tín dụng thuế cho nghiên cứu và phát triển.

Tín dụng thuế đầu tư là hình thức cho giảm số thuế phải nộp dựa trên giá trị đầu tư nhằm giảm nghĩa vụ thuế phải thực hiện với Nhà nước. Tín dụng thuế đầu tư được xác định theo tỷ lệ tương ứng với giá trị đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư.

Tín dụng thuế cho nghiên cứu và phát triển là hình thức cho giảm số thuế phải nộp dựa trên giá trị các khoản chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm giảm nghĩa vụ thuế phải thực hiện với Nhà nước.

- Cho phép khấu hao nhanh: Nhà nước cho phép doanh nghiệp được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất hợp lý được tính trừ cao hơn mức khấu hao cho phép theo lịch trình thông thường.

Khấu hao nhanh là một hình thức ưu đãi thuế có ít hạn chế nhất, là một thông lệ tốt được các hệ thống thuế hiện đại sử dụng. Nhìn chung, việc cho phép các doanh nghiệp trích khấu hao nhanh có hai lợi ích: (i) ít tốn kém chi phí vì số thu bị giảm trong những năm đầu (so với trường hợp không trích khấu hao nhanh) có thể được bù lại một phần trong những năm tiếp theo của vòng đời tài sản; (ii) nếu cho phép khấu hao nhanh trong một thời kỳ nhất định, khi các điều kiện khác không đổi thì có thể khuyến khích một luồng vốn đầu tư ngắn hạn vì các nhà đầu tư có xu hướng đẩy nhanh các kế hoạch đầu tư cho tương lai để tận dụng ưu đãi này.

- Cho phép chuyển lỗ: Lỗ của doanh nghiệp có thể được phân bổ khấu trừ vào các năm tiếp theo để giảm thu nhập tính thuế, giảm số thuế TNDN phải nộp. Hình thức này được xem như là hình thức hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và có lợi cho những dự án lớn đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên, nó cũng gây ra những gánh nặng về quản lý và nếu không có những quy định chặt chẽ về khấu hao có thể dẫn đến giảm hiệu quả của hình thức ưu đãi thuế này.

Hai là, đối với thuế giá trị gia tăng.

- Xây dựng ngưỡng đăng ký thuế GTGT: Ngưỡng đăng ký thuế GTGT được hiểu là một mức doanh thu phù hợp của doanh nghiệp, ở dưới mức đó

28

doanh nghiệp sẽ không bắt buộc phải đăng ký kê khai, nộp thuế GTGT.

Chính sách miễn thuế GTGT hướng tới việc thiết lập một ngưỡng đăng ký thuế GTGT hỗ trợ các DNNVV có mức doanh thu dưới ngưỡng sẽ không phải kê khai, nộp thuế. Tính luỹ thoái của chí phí tuân thủ thuế cho thấy các DNNVV chịu gánh nặng chi phí tuân thủ lớn hơn so với các doanh nghiệp lớn. Khi ban hành ngưỡng đăng ký thuế một mặt sẽ miễn thuế cho các DNNVV dưới ngưỡng, mặt khác sẽ giảm gánh nặng tuân thủ thuế cho doanh nghiệp. Quy định này trên thực tế không làm ảnh hưởng đến số thu của NSNN bởi số thuế GTGT thu được của các doanh nghiệp ở dưới ngưỡng là rất nhỏ, bên cạnh đó sẽ giúp cho các cơ quan thuế giảm được chi phí hành chính trong quản lý thuế GTGT.

- Đơn giản hoá cấu trúc thuế suất thuế GTGT: Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới khi thiết kế luật thuế GTGT nên duy trì một mức thuế suất duy nhất. Việc duy trì nhiều mức thuế suất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trong kê khai, làm tăng chi phí tuân thủ và chi phí quản lý thuế.

- Chế độ thuế GTGT giản đơn: Để giảm chi phí tuân thủ thuế GTGT cho các DNNVV, một số quốc gia trên thế giới đã thực hiện chế độ thuế giản đơn nhằm tạo điều kiện cho việc tính toán các nghĩa vụ thuế GTGT của DNNVV. Chế độ thuế giản đơn này được áp dụng cho các DNNVV ở trên ngưỡng đăng ký thuế GTGT. Theo đó các DNNVV phải tính thuế GTGT đầu ra phù hợp với các quy định của luật thuế GTGT thông thường nhưng được khấu trừ một khoản thuế đầu vào cố định từ số thuế GTGT đầu ra. Do đó, số thuế GTGT phải nộp cho cơ quan thuế được tính khác so với cách tính tiêu chuẩn. Cách tiếp cận này làm giảm gánh nặng thuế GTGT cho DNNVV vì không cần phải tính toán số thuế GTGT đầu vào đối với từng khoản chi tiêu riêng lẻ. Cách tiếp cận này cũng làm giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế, chi phí tuân thủ của DNNVV và thường được sử dụng kết hợp với việc đơn giản hoá kê khai và nộp thuế GTGT.

- Hoàn thuế GTGT: Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định. Thực hiện chính sách hoàn thuế GTGT giúp DNNVV giảm gánh nặng

29

thuế GTGT, giảm bớt khó khăn về tài chính đặc biệt trong điều kiện tình hình kinh doanh không thuận lợi.

- Miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế GTGT: Trong chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, các DNNVV với quy mô vốn nhỏ luôn gặp nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn. Do đó để giảm bớt gánh nặng thuế cho nhóm doanh nghiệp này, Chính phủ có thể ban hành các chính sách miễn, giảm số thuế GTGT phải nộp hoặc giãn thời hạn nộp thuế cho các DNNVV.

Ba là, xây dựng hệ thống thuế khoán.

Ngoài số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp thì hệ thống thuế cũng tạo ra một gánh nặng lên những người nộp thuế đó là các chi phí liên quan đến tuân thủ thuế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính lũy thoái của chi phí tuân thủ đến thuế theo quy mô của doanh nghiệp. DNNVV phải chịu gánh nặng về chi phí tuân thủ cao hơn so với các doanh nghiệp lớn khi xét theo tỷ lệ chi phí tuân thủ/doanh thu. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống thuế khoán đơn giản là một trong những biện pháp được nhiều quốc gia sử dụng để giảm bớt gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của hệ thống thuế khoán không phải nộp nhiều loại thuế mà thay vào đó chỉ phải nộp một loại thuế khoán duy nhất. Loại thuế khoán này thường bao gồm ba yếu tố chính: (1) một phương pháp tính thuế đơn giản, (2) yêu cầu kê khai thuế đơn giản và (3) miễn tất cả hoặc một số loại thuế khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)