- Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn như: chính sách tín dụng phục vụ
2.3.1.3. Chính sách tài chính đất đa
Một là, những thay đổi của chính sách tài chính đất đai trong thời gian qua
đã góp phần giải quyết khá hiệu quả vấn đề đất đai/mặt bằng SXKD cho một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Dần thiết lập sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau khi áp dụng hình thức cho thuê đất.
Hai là, những ưu đãi trong miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp đã được các DNNVV hưởng ứng, mang lại lợi ích cho nhiều DNNVV. Cùng với sự sửa đổi Luật Đất đai qua nhiều năm, các chính sách tài chính đất đai đã ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với yêu cầu quản lý đất nước và phù hợp hơn với các quy định quốc tế. Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chính sách tài chính đất đai cụ thể nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV có cơ hội tiếp cận đất đai phát triển SXKD. Các ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, thuế đất được thay đổi qua nhiều năm đã mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp.
2.3.2. Hạn chế
2.3.2.1. Chính sách thuế
Một là, các chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV thời gian qua còn
nhỏ lẻ, mang tính chất giải quyết khó khăn theo từng thời điểm. Các chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV chủ yếu là giãn, gia hạn và giảm thuế TNDN, thuế GTGT điều này chỉ giải quyết được một phần khó khăn trước mặt, tạm thời cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thuộc diện được giãn, gia hạn thì đến năm sau phải nộp dồn khoản thuế TNDN, thuế GTGT của cả
79 2 năm sẽ lại càng khó khăn hơn.
Hai là, cơ chế khuyến khích của chính sách thuế đối với các DNNVV
chưa đủ mạnh, các ưu đãi thuế chủ yếu được thực hiện theo địa bàn kinh tế và ngành nghề kinh doanh. Ưu đãi về thuế suất thuế TNDN 10% và 17% áp dụng cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường, công nghệ cao, nghiên cứu khoa học, năng lượng sạch, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất phần mềm máy tính và áp dụng tại các địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế như miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo; miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo; miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo được áp dụng cho các dự án đầu tư lớn có quy định về số vốn đầu tư, doanh thu, lao động tối thiểu và áp dụng cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao hoặc các sản phẩm hỗ trợ hàng may mặc, dệt may, giầy dép, phụ tùng điện tử, lắp rắp ô tô, cơ khí mà trong nước chưa sản xuất được. Mặc dù Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 có quy định áp dụng mức thuế suất thuế TNDN cho DNNVV thấp hơn thuế suất phổ thông, nhưng trên thực tế, quy định này chưa được triển khai. Như vậy, chưa có ưu đãi thuế cụ thể nào dành riêng cho DNNVV.
2.3.2.2.Chính sách tín dụng
Một là, phần lớn các DNNVV chưa tiếp cận được vốn tín dụng ưu đãi
từ Quỹ Phát triển DNNVV. Hiện tại Quỹ Phát triển DNNVV đang tạm dừng hỗ trợ tài chính cho DNNVV do thiếu văn bản hướng dẫn về hoạt động của Quỹ theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017.
Hai là, dư nợ cho vay các DNNVV có tăng trưởng nhưng chưa tương
xứng với quy mô phát triển về nguồn vốn cũng như mạng lưới hoạt động của ngân hàng, cho vay DNNVV chỉ chiếm trên 50% tổng dư nợ toàn địa bàn, chưa tương xứng với tiềm năng của khách hàng cũng như khả năng đáp ứng của các ngân hàng thương mại. DNNVV chủ yếu chỉ tiếp cận được nguồn vốn ngắn hạn, dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, trên 20% so với tổng dư nợ tín dụng.
80
chưa phát huy hiệu quả, số lượng DNNVV được bảo lãnh tín dụng còn ít, do quy định để doanh nghiệp được bảo lãnh không khác gì khi vay vốn ngân hàng, thậm chí còn phức tạp hơn. Quy định chỉ cấp bảo lãnh tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp nên không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của DNNVV, phí bảo lãnh bằng 0,8%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh nên không đủ để bù đắp chi phí hoạt động của Quỹ và bù đắp rủi ro khi Quỹ phải trả thay cho khách hàng được bảo lãnh. Hơn nữa, các DNNVV, quy mô nguồn vốn nhỏ, năng lực SXKD hạn chế, năng lực quản trị điều hành, quản trị tài chính còn nhiều bất cập… dẫn đến việc DNNVV chưa đáp ứng đủ điều kiện để được bảo lãnh tín dụng theo quy định (có tổng tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay).
2.3.2.3. Chính sách tài chính đất đai
Một là, chính sách tài chính đất đai chưa có cơ chế phù hợp để tăng
khả năng tiếp cận đất đai/mặt bằng SXKD của DNNVV thông qua hình thức cho thuê đất.
Tỉnh Bắc Ninh vẫn thiếu các chính sách cụ thể về hình thành, vận hành các khu công nghiệp cho DNNVV, việc đền bù để xây dựng khu công nghiệp còn nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp thiếu đất để mở rộng sản xuất. Giá cả thuê mặt bằng trong khu công nghiệp còn cao so với khả năng của DNNVV.
Hai là, chi phí thuê đất/nhà xưởng trong các khu/cụm công nghiệp là
quá cao so với năng lực của DNNVV. Chính sách “giới hạn dưới” về diện tích đất thuê ở khu công nghiệp là 2.000 mét vuông là chưa phù hợp với thực tế của DNNVV vì có doanh nghiệp chỉ cần 1.000 mét vuông để SXKD, trong khi các khu công nghiệp lại chưa có cơ chế cho 2 doanh nghiệp thuê chung trên một diện tích 2.000 mét vuông nên nhiều DNNVV có tiền muốn vào khu công nghiệp mà không thuê được mặt bằng. Hiện trên địa bàn tỉnh, hiện còn nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế không sử dụng hết đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích trong khi các DNNVV lại thiếu đất SXKD, phải thuê lại với giá cao và không ổn định.
81