Đẩy mạnh về phân cấp tuyển dụng viên chức theo hướng trao quyền tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 110 - 111)

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát

3.2.5. Đẩy mạnh về phân cấp tuyển dụng viên chức theo hướng trao quyền tự

chủ cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Phân cấp quản lý nguồn nhân lực của các đơn vị sự nghiệp công lập phải nhấn mạnh đến phân cấp tuyển dụng. Phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương, của mỗi đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất của Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nên triển khai mở rộng việc áp dụng phân cấp tuyển dụng cho Đài nhằm phát huy trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo đơn vị, giúp đơn vị tự chủ và chủ động hơn trong quản lý và tuyển dụng viên chức.

Hiện nay, việc tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội được áp dụng theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Luật Viên chức hiện hành. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức được quy định tại Điều 24 Luật Viên chức và Điều 5 Nghị định số 29/2012/NĐ- CP. Theo đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội được giao quyền tự chủ, Tổng Giám đốc Đài thực hiện việc tuyển dụng viên chức thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, được quyết định số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tuy nhiên, chỉ tiêu biên chế và kế hoạch tuyển dụng vẫn phải thông qua Sở Nội vụ thẩm định và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt. Chính vì vậy, việc tuyển dụng viên chức không thể thực hiện thường xuyên để đáp ứng nhu cầu lao động ngay với số lượng lao động thấp. Bởi vậy, nên phân cấp toàn bộ về thẩm quyền tuyển dụng cho Đài, nghĩa là việc lập kế hoạch tuyển dụng không cần thiết phải qua Sở Nội vụ thẩm định như hiện nay. Đài sẽ tự chủ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện thi tuyển hoặc xét tuyển, Sở Nội vụ chỉ nên có vai trò kiểm tra, giám sát. Song song với việc phân cấp tuyển dụng viên chức cần chú trọng nâng cao kinh nghiệm và kiến thức tổ chức thi tuyển, xét tuyển cho lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm làm công tác tuyển dụng bằng các buổi tập huấn, phổ biến kiến thức, kế hoạch cũng như kinh nghiệm thực tế, những khó khăn thường gặp trong quá trình tuyển dụng.

Để nâng cao tính tự chủ của Đài thì các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa việc giao quyền tự chủ trong việc tuyển dụng viên chức. Khi được trao quyền tự chủ về tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, đề bạt, luân chuyển và thải hồi sẽ giúp cho Đài chọn lọc được một đội ngũ viên chức chất lượng và hiệu quả.

Việc trao quyền tự chủ cho người đứng đầu trong tuyển dụng phải gắn với trách nhiệm và có cơ chế giám sát hiệu quả. Với xu hướng trao quyền tự chủ cho Đài, Tổng giám đốc Đài phải chịu trách nhiệm về thực hiện các hoạt động, trong đó có hoạt động tuyển dụng viên chức. Quy định về trao quyền tự chủ cho Tổng giám đốc Đài phải gắn với trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ. Tổng giám đốc Đài cần được quyền chủ động trong quyết định biên chế, ký kết hợp đồng làm việc, quyết định về tiền lương… nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng hoặc tuyển dụng viên chức kém chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)