đề ra trong những năm tiếp theo.
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội Phát thanh và truyền hình Hà Nội
Với những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại của chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, để khắc phục và nâng cao chất lượng chính sách tuyển dụng, chúng ta có thể xem xét một số giải pháp sau:
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về viên chức và chính sách tuyển dụng viên chức viên chức
Hiện nay, chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vẫn áp dụng theo những quy định chung của pháp luật về quản lý viên chức và về nguyên tắc không có những quy định riêng mang tính đặc thù cho ngành phát thanh truyền hình. Vì vậy, nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng viên chức ngành phát thanh truyền hình là để tạo cơ sở pháp lý cho việc tuyển dụng, chính sách tuyển dụng phải mang tính cạnh tranh, công khai, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tuyển dụng.
Cần sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tuyển dụng viên chức để khắc phục những bất cập, hạn chế như đã nêu và phân tích ở các phần trên. Hiện nay, tuyển dụng viên chức vẫn đang thực hiện theo quy định chung là Luật Viên chức và Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đang có nhiều bất cập.
Trong khi các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cả hệ đào tạo niên chế và tín chỉ thì điểm trung bình học tập được tính bằng một công thức ràng buộc giữa môn học và số học phần (hoặc số tín chỉ) thì Nghị định 29 quy định: Điểm học
tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1. Theo đó, kiến thức chuyên ngành của ứng viên không tốt nhưng điểm các môn đại cương tốt thì kết quả trung bình có thể lại cao. Như vậy không đánh giá được hết năng lực người học và cũng không chọn được người tài để tuyển dụng.
Như vậy với cách tính của Nghị định 29 thì hoàn toàn không quan tâm đến số học phần hay số tín chỉ của từng môn học mà “quy đổi” mọi môn học là như nhau. Chính điều này dẫn đến tình trạng có ứng viên theo cách tính của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điểm trung bình học tập rất cao nhưng khi tính theo Nghị định 29 lại tụt xuống rất nhiều.
Trong quá trình học tập, sinh viên phải học các môn đại cương và các môn chuyên ngành. Môn đại cương chiếm khoảng 30 %, chuyên ngành chiếm 70 %. Những môn học có số học phần (hoặc tín chỉ) nhiều thì môn học đó thường quan trọng, những sinh viên học tốt ở các môn đó thì điểm trung bình học tập sẽ tốt hơn, cách tính điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới đánh giá năng lực của người học ở chuyên ngành được đào tạo. Sự không thống nhất đó dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xét tuyển viên chức hiện nay.
Cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung chồng chéo, chưa đồng bộ, rườm rà của văn bản pháp luật: Tại Điều 19, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, quy định về ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc như sau: Chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập theo thông báo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này…” nhưng thực tế phải chậm lại sau khi Sở Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức trúng tuyển (thời gian có khi kéo dài đến 2 tháng sau khi công bố kết quả trúng tuyển); tại Khoản 2 Điều 17, Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, quy định “Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự: Được quyết định số lượng người làm việc trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt và quản lý viên chức theo thẩm quyền được giao” nhưng thực tế việc quyết định giao chỉ tiêu biên chế là do UBND thành phố phê duyệt.
Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức cho phù hợp với tinh thần pháp luật mới về viên chức, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Quy chế phải thể hiện rõ các nội dung như: Đối tượng áp dụng; các nguyên tắc tổ chức thi tuyển; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý và tổ chức thi tuyển viên chức, điều kiện dự tuyển, thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng thi, của Ban coi thi, Ban chấm thi, phúc tra bài thi, việc xử lý những trường hợp thi tuyển có điểm bằng nhau, chính sách ưu tiên trong thi tuyển… Nên quy định những chế tài cụ thể cho từng hành vi vi phạm đối với các đối tượng có liên quan đến kỳ thi.
Cần có một văn bản hệ thống lại các chức danh nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập để đảm bảo các quy định trong luật đều phải được thi hành trong thực tế. Cần hoàn thiện hơn nữa những quy định về chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, làm cơ sở cho việc thi tuyển viên chức diễn ra thuận lợi hơn, tạo cơ sở, tiền đề để quá trình tuyển dụng tiến hành được thuận lợi hơn.
Khi xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật cần lưu ý tới một số đối tượng đặc biệt. Cần có quy định về thủ tục đặc biệt trong việc tuyển dụng đối với người có tài năng và người có trình độ chuyên môn cao. Cần thành lập một Hội đồng tuyển dụng độc lập tại Đài. Thành viên của hội đồng là những người có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm công tác, có uy tín trong giới chuyên môn, bên cạnh đó có thể mời một số chuyên gia pháp luật, tâm lý. Việc trao cho một hội đồng độc lập sẽ khiến cho việc tuyển dụng diễn ra công bằng, minh bạch hơn, đồng thời giảm khối lượng công việc cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng. Đây là vấn đề cần nghiên cứu trong thực tế.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đi vào thực thi các văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp phát thanh truyền hình để đảm bảo các quy định trong luật đều phải được thực thi trong thực tế. Hệ thống chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phải được xây dựng một cách khoa học dựa trên yêu cầu về chuyên môn, năng lực của viên chức chứ không phải sự thay đổi tên gọi của hạng viên chức. Cần hoàn thiện hơn nữa những quy định về chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành thông tin và truyền thông, làm cơ sở cho việc thi tuyển, xét tuyển viên chức được diễn ra thuận lợi hơn. Khi xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần lấy ý kiến của những cơ sở đào tạo chuyên môn để những quy định này phù hợp với thực tế.
Quy định về người dự tuyển phải mang hộ khẩu Hà Nội đã được bàn thỏa nhiều, có nhiều ý kiến bảo vệ quan điểm này. Tuy nhiên, đối với viên chức làm việc tại Đài chỉ nên quản lý về chuyên môn chứ không nên quản lý nhiều về hành chính. Mặt khác, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cần phải thu hút người tài tham gia dự tuyển nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng. Do vậy cần phải xem xét lại quy định này.