Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển dụng tại Đài Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 115 - 121)

3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát

3.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển dụng tại Đài Phát

Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

Trong các kỳ tuyển dụng cần bố trí cán bộ giám sát trong công tác thu hồ sơ, đảm bảo thu hồ sơ đúng đối tượng, đúng cơ cấu hạng đã được phê duyệt. Tất cả các thí sinh đủ điều kiện dự tuyển đều được tham gia thi tuyển hoặc xét tuyển mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Sở Nội vụ cần tăng cường kiểm tra từ việc lập kế hoạch, tổ chức thi tuyển, xét tuyển, chấm thi, phỏng vấn, sát hạch…. Nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và

hiệu quả. Có sự phối hợp với cán bộ, công an Thành phố Hà Nội trong quá trình tuyển dụng viên chức tại Đài để tránh xảy ra sự cố.

Tăng cường công tác kiểm tra giấy tờ gốc của thí sinh khi nộp hồ sơ dự tuyển: Bằng tốt nghiệp, sổ hộ khẩu, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghiệp vụ…Cần phối kết hợp với Sở Nội vụ, Công an Thành phố Hà Nội để tìm ra và xử lý các trường hợp sử dụng giấy tờ, bằng cấp giả.

Ủy ban Nhân dân Thành phố cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm công tác tuyển dụng gắn với công tác thi đua – khen thưởng. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm hay có hành vi tiêu cực trong công tác tuyển dụng viên chức.

Hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra công tác tuyển dụng tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các cấp.

Con người chính là nhân tố quan trọng và then chốt nhất. Do đó, cán bộ quản lý nhân sự phải luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tuyển và dụng tốt nhân lực, nhân tài còn các trường cần không ngừng nâng cao phương pháp đào tạo để có nguồn nhân lực tốt nhất cho doanh nghiệp và xã hội.

Tiểu kết Chƣơng 3

Căn cứ vào những định hướng phát triển Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã được chỉ ra trong các Nghị quyết của Đảng ủy; căn cứ vào phương hướng phát triển của Đài trong những năm tới. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trong Chương 3 của luận văn. Để có thể đưa ra những giải pháp này, tác giả đã nghiên cứu kỹ về mặt lý luận chính sách tuyển dụng viên chức, kết hợp kinh nghiệm quốc tế, các tổ chức trong nước về chính sách tuyển dụng công chức, viên chức mà còn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài trong những năm qua, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân. Vì vậy, những giải pháp này là có tính khoa học và tin tưởng rằng đó sẽ là những đóng góp có ý nghĩa cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trong công tác tuyển dụng.

KẾT LUẬN

Tuyển dụng là một hoạt động quan trọng trong hoạt động quản trị nhân lực. Có thể khẳng đinh, Quản trị nhân lực là yếu tố quan trọng giúp cho cơ quan, tổ chức có thể tồn tại và phát triển trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Vì vậy, để quản trị nhân lực phát huy hiệu quả vai trò của mình cần có sự gắn kết giữa các mắt xích, các hoạt động với nhau. Do vậy, trong quá trình tuyển dụng nếu như không có những chính sách, tiêu chí rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nước, Đài Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có những phát triển mạnh mẽ về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính, qui mô và chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã ngày càng thể hiện rõ vai trò là một cơ quan truyền thông lớn của thành phố nói riêng và cả nước nói chung trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đóng góp vào thành công đó có công sức rất quan trọng của lực lượng viên chức của Đài ở các cấp độ và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Chính sách tuyển dụng viên chức là yếu tố chủ yếu trong quản lý nguồn nhân lực bởi nó ảnh hưởng quyết định đến tình trạng nhân lực tại Đài. Qua tuyển dụng viên chức mới, một mặt lực lượng viên chức của Đài sẽ được trẻ hóa và mặt kia trình độ trung bình của viên chức được nâng lên. Tuyển dụng viên chức được ví như một sự đầu tư “phi vật chất – đầu tư về con người”.

Luận văn đã đặt mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ở lĩnh vực này. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nội dung sau:

Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách tuyển dụng viên chức, kinh nghiệm của một số nước phát triển trên thế giới và một số tổ chức ở trong nước, thành công và đang trong quá trình tìm hướng đi, luận văn đã xác định chính sách tuyển dụng viên chức là yếu tố quyết định thành công của một tổ chức trong nền kinh tế thị trường nói chung và hội nhập nói riêng.

Hai là,qua phân tích thực trạng chính sách tuyển dụng viên chức của Đài Phát thanh

tuyển dụng tại Đài, làm rõ những thành công cũng như những hạn chế, bất cập trong thực thi chính sách tuyển dụng của Đài và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Ba là, thông qua lý luận, nhận rõ thực trạng và dựa trên các quan điểm, mục tiêu phát triển của Đài, luận văn đề xuất, luận chứng những định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội nhằm góp phần phát triển và xây dựng một lực lượng viên chức chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 15/2012/TT-BNV, ngày 25/12/2012 của Bộ nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

2. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số16/2012/TT-BNV, ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

3. Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và truyền thông (2016), Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 7/4/2016 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.

4. Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Nội vụ (2010), Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 hướng dẫn thực hiện chức năng , nghiệp vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Phát thanh – Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Quyết định số 896/QĐ-BTTTT phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2020.

6. Dương Thị Kim Chung (2007), Quy trình tuyển dụng nhân viên, Tuyển dụng đúng người, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.

7. Trần Kim Dung (2006), Quản trịnhân lực, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Vũ Thị Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2005), Giáo trình Quản trịnhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

9. Lê Cẩm Hà (2010), “Một số nội dụng trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước”, Tạp chí tổchức Nhà nước, số 9.

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2016), Chính trịtrong chính sách công, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

11. Keith Jackson, Phil Charley, Tom Hogan, Cẩm nang quản lý phát thanh truyền hình(Đài Tiếng nói Việt Nam Dịch).

12. Vũ Khoan (2009), “Một số suy nghĩ về xây dựng Luật Viên chức”, Tạp chí tổchức Nhà nước, số7.

13. Hoàng Quốc Long (2010), “Một số nội dung mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức”, Tạp chí tổchức Nhà nước, số 9.

14. Pháp lệnh cán bộ công chức được sửa đổi, bổ sung năm 2003.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật viên chức.

16. Robert Heller, Nghệthuật tuyển dụng nhận sự (Nguyễn Thị Thiên Hương, Trần Thị Thu Hà dịch).

17. Sở Nội vụ Hà Nội (2009), Công văn số684/SNV-ĐTBD-QLCC về việc hướng dẫn công tác tuyển dụng viên chức và tuyển dụng lao động hợp đồng theo nghị định số 68 tại các đơn vị sự nghiệp.

18. Lê Minh Thông, Nguyễn Danh Châu (2009), Kinh nghiệm công tác nhân sự ởmột số nước, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia, Hà Nội.

19. Văn Tất Thu (2010), “Viên chức và những vấn đề cần chú ý khi xây dựng luật viên chức”, Tạp chí tổchức nhà nước, số 10.

20. Văn Tất Thu (2010), “Viên chức và những vấn đề cần chú ý khi xây dựng Luật viên chức”, Tạp chí tổchức nhà nước, số 11.

21. Thủ tướng Chính phủ (2003), Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

22. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

23. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP.

24. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2016 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

25. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/05/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

26. Trần Anh Tuấn (2010), “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí tổchức nhà nước, số 5.

27. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 91/2009/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hà Nội.

28. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công cán bộ, công chức, viên chức và lao

động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội.

29. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 118/QĐ-UB ngày 17/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

30. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 21/3/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu biên chế cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội năm 2011.

31. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)