thông tin và truyền thông
1.2.1. Khái niệm chính sách tuyển dụng viên chức trong ngành thông tin vàtruyền thông truyền thông
Chính sách tuyển dụng viên chức là những định hướng của Nhà nước nhằm tuyển chọn được những người phù hợp với vị trí làm việc ở vị trị trí viên chức trong bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập, có kiến thức, có kỹ năng, năng lực phù hợp với yêu cầu ở vị trí công việc, có hiểu biết về pháp luật chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.
Giải pháp và công cụ để giải quyết vấn đề về chính sách tuyển dụng viên chức theo mục tiêu tổng thể của Đảng chính trị đã xác định chính sách tuyển dụng viên chức gồm các bộ phần hợp thành quan trọng: Là những đường hướng, hành động hay còn gọi là những quan điểm, định hướng, mục tiêu và biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đây là hạt nhân xuyên suốt quy trình chính sách từ hoạch định, phân tích, soạn thảo, ban hành, thực thi và đánh giá chính sách.
Chính sách tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng và mang tính tất yếu khách quan nhằm mang lại hiệu quả, hiệu lực cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông vừa là cầu nối đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng nhiều chiều của nhân dân. Hiện nay, người dân không nhất thiết phải ngồi tại nhà, trước màn hình tivi để xem truyền hình. Họ có thể xem truyền hình ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào thông qua các thiết bị có kết nối internet như máy tính hay điện thoại di động. Thực tế này đã tạo ra một lượng khán giả khổng lồ cho ngành thông tin và truyền thông. Đó cũng là thách thức không nhỏ đối với các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thách thức lớn nhất nằm ở chất lượng các chương trình phát thanh và truyền hình. Bởi chỉ có những chương trình gần gũi với đời sống và thực sự hấp dẫn mới thu hút được sự quan tâm của khán giả. Nếu không, họ dễ dàng chuyển sang những chương trình, những nguồn thông tin phù hợp hơn trên mạng internet. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình chưa thực sự đáp ứng được
yêu cầu, đòi hỏi trên. Nguyên nhân chính là do sự yếu kém của đội ngũ viên chức, sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ và năng lực trong các cơ quan ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Vì vậy, để các đơn vị sự nghiệp ngành thông tin và truyền thông phát huy được hiệu quả, hiệu lực của mình, việc thực hiện chính sách tuyển dụng viên chức cho các cơ quan này là tất yếu, khách quan nhằm mục tiêu phát hiện, tuyển chọn, thu hút và sử dụng đội ngũ viên chức có trình độ chuyên môn cao vào làm việc cho các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông, phát huy được sức mạnh lao động mới, vừa đáp ứng được sự thiếu hụt nhân lực có kinh nghiệm, vừa đảm bảo nhu cầu và nguyện vọng của viên chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin và truyền thông.
Hiện nay, các đài phát thanh và truyền hình ở Việt Nam đang trong cuộc cách mạng số hóa, thực tế đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với viên chức làm việc tại các đài phát thanh và truyền hình. Chính vì vậy, chính sách tuyển dụng viên chức có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông.
Chính sách tuyển dụng viên chức chuẩn xác, khoa học là điều kiện tiên quyết, quyết định hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông. Chính sách này sẽ giúp cho các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với trình độ của công nghệ, từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, tận dụng mọi cơ hội và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình thực thi nghiệm vụ.
Chính sách tuyển dụng viên chức đúng và thích hợp sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông. Ngược lại, chính sách không tốt không phù hợp không những không thu hút được nhân lực chất lượng cao tham gia vào quá trình dự tuyển mà còn kìm hãm sự phát triển, làm thui chột sự sáng tạo của viên chức, thậm chí xảy ra tình trạng người tài rời khỏi các đơn vị sự nghiệp.